5/5 - (209 bình chọn)

Khớp thái dương hàm là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu trúc mặt. Bộ phận này giúp cho hàm đóng mở phục vụ các công việc như ăn uống và nói chuyện. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà vấn đề trật khớp thái dương hàm xảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Lúc này nhiều người thắc mắc đó là trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết trong bài viết này

Trật khớp thái dương hàm là gì?

Trước khi biết rõ trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không thì cần biết trật khớp thái dương hàm là gì. Trật khớp thái dương hàm là tình trạng sai lệch tại khớp nối giữa xương sọ và xương hàm dưới. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng nhai và vận động của cơ hàm. Khớp thái dương hàm đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động như nhai, nói, nuốt. Do đó, bất kỳ sự bất ổn nào đều có thể gây ra vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.

Thông thường bệnh này không phải là một bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên trật khớp thái dương hàm có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt là khi ăn uống và giao tiếp. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Đau hàm dai dẳng, đặc biệt khi mở miệng hoặc nhai thức ăn.
  • Rối loạn vận động hàm, khiến việc há miệng trở nên khó khăn.
  • Đau đầu, đau cổ, đau vai gáy do ảnh hưởng đến hệ thống cơ xung quanh.
  • Biến chứng viêm khớp thái dương hàm mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Trật khớp thái dương hàm tuy không nguy hiểm. Tuy nhiên nó cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thông qua đó tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín khi bị đau hàm. Thông qua đó được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo chức năng nhai và sinh hoạt.

Trật khớp thái dương hàm là gì?

Trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không?

Về câu hỏi liệu trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không, các chuyên gia nha khoa cho rằng khả năng tự phục hồi của bệnh lý này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe chung. Cùng với đó là sự kết hợp với khả năng phục hồi của từng bệnh nhân.

Một số trường hợp trật khớp thái dương hàm do các nguyên nhân thông thường. Chẳng hạn như tác động ngoại lực, thói quen nghiến răng, nhai vật cứng hay ăn kẹo. Lúc này khả năng bệnh trật khớp này tự khỏi thường sẽ cao hơn. Những tác động này thường không gây tổn thương nghiêm trọng. Vì thế người bệnh có thể tự phục hồi nếu được chăm sóc đúng cách.

Tuy nhiên, có những trường hợp viêm khớp thái dương hàm do các bệnh lý nền. Ví dụ như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng hay các rối loạn chuyển hóa. Lúc này những yếu tố này sẽ khiến bệnh không thể tự khỏi. Tại đây người mắc phải cần phải có phương pháp điều trị y tế kịp thời và phù hợp. Trong những tình huống này, việc chậm trễ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và sức khỏe của người bệnh.

Trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không?

Trật khớp thái dưong hàm khỏi trong bao lâu?

Vừa rồi chúng ta cũng biết được trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không. Lúc này thời gian hồi phục của bệnh cũng là một vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, tốc độ hồi phục  trật khớp thái dương phụ thuộc vào nhiều yếu t. Trong đó bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị. Cùng với đó là thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Để đánh giá, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm và kiểm tra chẩn đoá. Trong đó bao gồm chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Đồng thời có sự kết hợp các hình thức thăm khám khác. Nếu bệnh không quá nghiêm trọng, thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn. Vì thế bệnh nhân có thể được hướng dẫn thực hiện điều trị tại nhà. Ví dụ như áp dụng các bài tập phục hồi, điều chỉnh thói quen ăn nhai. Trong một số trường hợp sẽ sử dụng thuốc giảm đau nhẹ.

Tuy nhiên, có những trường hợp viêm khớp thái dương hàm nghiêm trọng. Lúc này quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn và kéo dài hơn. Khả năng điều trị dứt điểm cũng sẽ thấp hơn. Thậm chí, trật khớp thái dương hàm có thể gây ra các biến chứng  đến các bộ phận khác. Chẳng hạn như cơ và dây chằng quanh khớp, hoặc gây đau lan rộng.

Trật khớp thái dưong hàm khỏi trong bao lâu?

Nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm

Khớp thái dương làm việc quá sức

Có những thói quen không chú ý trong cuộc sống hàng ngày có thể khiến khớp thái dương hàm phải làm việc quá sức. Một số ví dụ phổ biến bao gồm há miệng quá rộng khi ăn hoặc ngáp ngủ đột ngột. Thêm vào đó, nhiều người mắc thói quen nghiến răng khi ngủ, cắn móng tay, nhai kẹo cao su. Những điều này tạo áp lực liên tục lên khớp thái dương hàm. Thông qua đó dẫn đến căng thẳng và viêm nhiễm tại khu vực này. Những hành động này nếu kéo dài có thể làm khớp thái dương hàm bị mỏi và gây đau.

Chấn thương và tác động ngoại lực

Một nguyên nhân phổ biến khác gây tổn thương cho khớp thái dương hàm là những chấn thương từ tai nạn. Bao gồm va chạm trong sinh hoạt hàng ngày, lao động hoặc giao thông. Các va đập vào khuôn mặt có thể tạo ra các tổn thương tại khớp thái dương hàm. Điều này sẽ khiến vùng hàm đau đớn và hạn chế cử động. Những tổn thương này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng. Nó còn có thể dẫn đến viêm nhiễm và các bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời.

Chấn thương và tác động ngoại lực

Nhổ răng và các yếu tố liên quan

Một số trường hợp khác dẫn đến viêm khớp thái dương hàm là tác động từ nhổ răng. Đặc biệt là những răng hàm số 7, số 8, hoặc các răng mọc lệch, chen chúc. Khi nhổ răng, có thể tạo ra sự thay đổi trong cấu trúc. Một số lúc nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống hàm. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khớp thái dương hàm. Do đó, việc chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ răng là rất quan trọng. Thông qua đó ngăn ngừa các vấn đề viêm nhiễm và đau đớn.

Tác động từ căng thẳng tâm lý

Ngoài các yếu tố vật lý, một số nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng các yếu tố tâm lý như stress, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm. Những tình trạng căng thẳng này có thể dẫn đến việc nghiến răng vô thức. Từ đó tạo áp lực lên khớp và các cơ xung quanh, gây ra tình trạng đau và viêm.

Nhổ răng và các yếu tố liên quan

Cách điều trị hiệu quả và dứt điểm trật khớp thái dương hàm

Như đã nói việc trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lúc này nhiều người băn khoăn rằng có thể chữa trị dứt điểm bằng cách nào. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết tại đây

Biện pháp điều trị nha khoa

Một số bệnh khớp thái dương hàm phát sinh do vấn đề liên quan răng hàm mặt. Lúc này bệnh nhân có thể cần thực hiện một số thủ thuật nha khoa chuyên sâu. Những biện pháp này có thể bao gồm nhổ răng khôn, điều chỉnh khớp cắn. Ngoài ra là phẫu thuật xương ổ răng, hoặc niềng răng. Thông qua đó điều chỉnh vị trí răng lệch và cải thiện khớp cắn.

Việc niềng răng giúp tạo ra sự cân đối cho các răng và khớp cắn. Từ đó đó giảm tải áp lực lên khớp thái dương hàm. Ngoài ra, một biện pháp hỗ trợ khác là đặt đĩa cắn. Chúng được thiết kế để ngăn ngừa thói quen nghiến răng. Đồng thời hạn chế việc cắn chặt hàm vào ban đêm khi ngủ. Điều này giúp giảm thiểu sự tổn thương cho khớp và cơ hàm.

Chườm giảm đau

Bạn có thể giảm đau tạm thời khi mắc các bệnh lý về khớp thái dương hàm. Tại đây, bạn hãy sử dụng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng. Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý chọn mua túi chườm. Bạn nên chọn túi chườm y tế có chất lượng tốt để đảm bảo an toàn. Việc sử dụng các loại túi chườm kém chất lượng có thể dẫn đến bỏng. Điều này do nhiệt độ quá cao khi chườm nóng. Ngoài ra nó cũng không hiệu quả trong việc giảm đau khi chườm quá lạnh.

Biện pháp điều trị nha khoa

Thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm thường không tự khỏi một cách tự nhiên mà cần sự can thiệp điều trị. Hầu hết các trường hợp đều yêu cầu các phương pháp điều trị chuyên biệt. Ví dụ như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu. Hoặc thậm chí là phẫu thuật để khôi phục chức năng của khớp và giảm đau. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy theo tình trạng của bệnh nhân, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Nhằm giảm cảm giác đau đớn do viêm khớp thái dương hàm. Thông qua đó giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định để chống lại viêm nhiễm. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở khu vực khớp thái dương hàm.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Loại thuốc này có tác dụng giảm sưng, giảm đau. Đồng thời hạn chế viêm nhiễm tại khớp thái dương hàm. Thông qua đó giúp phục hồi chức năng của khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc này giúp giảm tình trạng căng cứng cơ, hỗ trợ thư giãn. Từ đó giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp.

Điều trị bằng châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị cổ truyền có hiệu quả trong việc giảm đau và thư giãn các c. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị viêm khớp thái dương hàm. Việc châm cứu vào các huyệt đạo cụ thể không chỉ giúp giảm căng thẳng cơ. Nó còn hỗ trợ quá trình hồi phục khớp thái dương hàm. Việc này thực hiện bằng cách cải thiện lưu thông máu và giảm tình trạng viêm. Đây là một phương pháp bổ sung hữu hiệu trong điều trị viêm khớp thái dương hàm. Từ đó giảm đau và tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn. Từ đó phục hồi chức năng khớp thái dương hàm và giảm đau do viêm. Phương pháp này tác động vào các cơ và khớp thông qua các kỹ thuật như massage. Ngoài ra là các bài tập vận động hàm, siêu âm trị liệu và chiếu đèn hồng ngoại. Massage và các bài tập vận động có tác dụng làm giãn cơ, giảm căng thẳng. Đồng thời cải thiện sự linh hoạt của khớp thái dương hàm.

Vật lý trị liệu

Trong khi đó, siêu âm và chiếu đèn hồng ngoại giúp thúc đẩy tuần hoàn máu. Đồng thời hỗ trợ giảm sưng viêm tại khu vực khớp. Tất cả các biện pháp này kết hợp lại tạo ra một phương pháp toàn diện. Tất cả sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng. Thông qua đó giảm thiểu triệu chứng đau đớn của viêm khớp thái dương hàm.

Chọc rửa khớp viêm

Chọc rửa khớp viêm là một phương pháp can thiệp y tế được thực hiện khi các biện pháp điều trị khác chưa mang lại hiệu quả. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ bơm một loại dung dịch đặc biệt. Mục đích của việc chọc rửa là làm sạch các mảnh vụn, sản phẩm phụ. Cùng với đó là các chất dịch tích tụ trong khớp do quá trình sưng viêm. Từ đó giảm áp lực và viêm tại khu vực này. Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị khác. Ví dụ như thuốc kháng viêm hoặc vật lý trị liệu. Tất cả đạt hiệu quả tối ưu trong việc điều trị viêm khớp thái dương hàm.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trật khớp thái dương hàm có tự khỏi không. Cùng với đó là cách điều trị hiệu quả hiện tượng này. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh