4/5 - (413 bình chọn)

Thở qua mũi là quy trình hô hấp cơ bản của bất kì ai hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng ta có thể thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Đây là một thói quen không tốt mà nó có thể gây ra hệ lụy sau này. Trong đó, những ảnh hưởng đến khuôn mặt sẽ diễn ra nếu chúng ta thở bằng miệng. Lúc này nhiều người thắc mắc rằng thở bằng miệng có bị hô không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp trong bài viết này

Răng hô là gì?

Trước khi giải đáp thở bằng miệng có bị hô không thì cần biết rõ răng hô là gì. Khi hô hay vẩu, răng hoặc toàn bộ cung hàm trên có xu hướng dịch chuyển ra ngoài. Từ đó tạo ra khoảng cách giữa các răng hàm trên và hàm dưới. Điều này dẫn đến sự không đồng đều trong khớp cắn. Sự sai lệch này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Nó còn tác động đến yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt. Từ đó gây bất tiện cho người mắc phải.

Mức độ hô có thể khác nhau ở mỗi người. Với những trường hợp hô nhẹ, tỷ lệ răng và cung hàm trên đưa ra ngoài không quá nhiều. Do đó ảnh hưởng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ có thể không quá nghiêm trọng. Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm của tình trạng răng miệng, sai lệch khớp cắn do hô có thể được phân loại thành ba dạng chính:

  • Hô do răng: Các răng trên cung hàm trên phát triển quá mức. Đẩy các răng này ra ngoài mà không có thay đổi về cấu trúc xương hàm.
  • Hô do cấu trúc xương hàm: Sự phát triển bất thường của xương hàm trên. Thông thường là do yếu tố di truyền hoặc sự phát triển xương không đồng đều. Từ đó làm cho cung hàm trên lấn ra ngoài, ảnh hưởng đến vị trí của các răng.
  • Hô cả răng và xương hàm: Đây là tình trạng kết hợp cả hai yếu tố trên. Lúc này sự phát triển bất thường của răng và xương hàm dẫn đến tình trạng hô rõ rệt. Từ đó gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chức năng nhai.

Răng hô là gì?

Thở bằng miệng có bị hô không?

Thở bằng miệng có bị hô không là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm ở trẻ nhỏ. Lúc này răng và cấu trúc xương hàm chưa hoàn thiện. Khi trẻ thở bằng miệng, lưỡi có xu hướng hạ thấp thay vì đặt đúng vị trí trên vòm miệng. Điều này làm thay đổi sự phát triển tự nhiên của hàm trên. Theo thời gian, thói quen này có thể khiến cung hàm bị hẹp lại. Từ đó dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc hoặc răng hô

Do đó, cha mẹ nên kiểm tra xem trẻ có gặp phải các vấn đề sức khỏe không. Ví dụ như viêm mũi, viêm xoang, amidan phì đại hoặc dị ứng. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó thở bằng mũi. Việc khắc phục sớm bệnh lý này sẽ giúp trẻ duy trì thói quen thở bằng mũi tự nhiên. Ngoài ra, phụ huynh nên hướng dẫn và khuyến khích trẻ chuyển sang thở bằng mũi. Đồng thời kết hợp với các bài tập chỉnh thói quen và tư thế lưỡi đúng cách.

Ở người trưởng thành, thở bằng miệng hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc răng miệng. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này, răng và xương hàm đã phát triển ổn định. Nó ít bị tác động bởi các yếu tố nhẹ hoặc trung bình như thói quen thở bằng miệng. Tuy nhiên, thở bằng miệng kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề khác. Ví dụ như khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu hoặc hôi miệng. Điều này do nước bọt không được tiết đủ để bảo vệ khoang miệng.

Thở bằng miệng có bị hô không?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thở bằng miệng

Vừa rồi chúng ta đã biết rằng thở bằng miệng có bị hô không thì câu trả lời là có. Thậm chí nếu không điều trị kịp thì có thể ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt sau này. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra thở bằng miệng

Bệnh hen suyễn gây lưu thông khí, gây khó thở

Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp mãn tính bởi tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản. Điều này xảy ra do phản ứng với các tác nhân kích thích như bụi, phấn hoa. Ngoài ra là ảnh hưởng không khí lạnh hoặc căng thẳng. Khi niêm mạc bị viêm, đường dẫn khí sẽ bị thu hẹp. Từ đó gây khó khăn trong việc hít thở.

Trong những cơn hen suyễn, bệnh nhân thường gặp khó khăn khi thở bằng mũi. Điều này xảy ra do luồng không khí bị cản trở. Theo bản năng, họ sẽ chuyển sang thở bằng miệng để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, thở bằng miệng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng khô miệng. Thậm chí tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu do thiếu nước bọt bảo vệ

Nghẹt mũi – Nguyên nhân phổ biến

Nghẹt mũi là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh buộc phải thở bằng miệng. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý như cảm lạnh. Ngoài ra là viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi.

Khi bị nghẹt mũi, đường thở qua mũi bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Từ đó khiến luồng không khí không thể lưu thông bình thường. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh bằng cách thở qua miệng. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài và không được điều trị, thở miệng có thể trở thành một thói quen. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc hàm và răng. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Nghẹt mũi - Nguyên nhân phổ biến

Lệch vách ngăn mũi gây cản trở lưu thông

Vách ngăn mũi là cấu trúc ngăn cách hai khoang mũi. Cấu trúc này sẽ điều hòa luồng không khí khi hít thở. Ở một số người, vách ngăn này có thể bị lệch bẩm sinh hoặc do chấn thương. Từ đó một bên khoang mũi bị thu hẹp, làm cản trở quá trình hít thở.

Lúc này luồng khí không thể lưu thông dễ dàng qua mũi. Vì thế cơ thể sẽ phải thích nghi bằng cách tăng cường thở qua miệng. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến hô hấp mà còn có thể làm khô khoang miệng. Từ đó dẫn đến các vấn đề răng miệng như hôi miệng, viêm nướu và sâu răng.

Dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến khuôn mặt. Trong đó bao gồm cấu trúc môi, vòm miệng và đường thở. Những người mắc các dị tật này thường gặp khó khăn trong việc đóng kín miệng. Thông qua đó dẫn đến thói quen thở bằng miệng thay vì thở qua mũi.

Ngoài ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, thở bằng miệng ở những bệnh nhân này còn có thể tác động đến sự phát triển của hàm và răng. Từ đó gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc, hàm hẹp hoặc phát âm không rõ ràng. Điều này đòi hỏi sự can thiệp sớm từ các chuyên gia y tế và nha khoa. Thông qua đó giúp cải thiện chức năng hô hấp và thẩm mỹ khuôn mặt.

Dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch

Cách điều trị hiệu quả hiện tượng thở bằng miệng

Như đã nói việc thở bằng miệng có bị hô không thì việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều sau này. Vậy khi thở bằng miệng thì làm sao để điều trị hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu tại đây

Gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc khắc phục thói quen thở bằng miệng là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc nha sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng.

Một số bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, lệch vách ngăn mũi hoặc amidan phì đại có thể khiến bạn gặp khó khăn khi thở bằng mũi, dẫn đến thói quen thở miệng. Khi các vấn đề này được điều trị đúng cách, khả năng hô hấp qua mũi sẽ được cải thiện, giúp bạn hạn chế thở bằng miệng một cách tự nhiên.

Làm sạch đường thở mũi thường xuyên

Tắc nghẽn mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người phải thở bằng miệng. Để đảm bảo đường thở luôn thông thoáng, bạn nên vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch xịt mũi chuyên dụng. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy và các tác nhân gây viêm nhiễm trong khoang mũi.

Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Làm sạch đường thở mũi thường xuyên

Rèn luyện thói quen thở bằng đường mũi

Việc tập trung vào hơi thở là một trong những cách hiệu quả giúp bạn điều chỉnh thói quen thở miệng. Hãy chủ động kiểm soát hơi thở của mình. Đồng thời tập trung vào việc hít vào và thở ra bằng mũi một cách có ý thức.

Bạn có thể thực hành một số kỹ thuật như bài tập thở Buteyko hoặc yoga. Những bài tập này sẽ rèn luyện khả năng kiểm soát hơi thở. Những phương pháp này không chỉ giúp bạn thở bằng mũi tự nhiên hơn. Nó còn cải thiện sức khỏe hô hấp và tinh thần.

Điều chỉnh tư thế ngủ để hạn chế thở bằng miệng

Tư thế ngủ cũng có ảnh hưởng lớn đến thói quen thở. Nếu bạn thường xuyên nằm ngửa khi ngủ, lưỡi có thể bị đẩy ra sau. Từ đó gây cản trở đường thở qua mũi và làm tăng nguy cơ thở bằng miệng. Việc thay đổi tư thế ngủ có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đồng thời giảm thiểu tình trạng khô miệng, hôi miệng do thở miệng gây ra. Để khắc phục, bạn có thể thử:

Điều chỉnh tư thế ngủ để hạn chế thở bằng miệng

  • Nằm nghiêng hoặc nằm sấp nhẹ để khuyến khích thở bằng mũi.
  • Sử dụng gối nâng cao đầu để mở rộng đường thở.
  • Dán miệng (mouth taping) giúp duy trì hơi thở qua mũi trong lúc ngủ.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc thở bằng miệng có bị hô không. Cùng với đó là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh