5/5 - (225 bình chọn)

Việc thay răng là quá trình mà bất kì đứa trẻ nào phải trải qua trong cuộc đời. Chính vì thế mà cha mẹ cần lưu ý chú trọng bảo vệ và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Tại đây, cha mẹ cần phải theo dõi kỹ càng quá trình hình thành của từng chiếc răng. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ thay răng hàm dưới trước khiến cha mẹ lo lắng. Vậy sự thật trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết thắc mắc trong bài viết dưới đây

Trẻ bắt đầu thay răng khi mấy tuổi?

Trước khi tìm hiểu trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không thì cần biết trẻ bắt đầu thay răng khi mấy tuổi. Quá trình mọc và thay răng ở trẻ em là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Thông thường, vào khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Đến khi trẻ được 3 tuổi, hầu hết các bé sẽ hoàn tất việc mọc đủ 20 chiếc răng sữa. Trong đó bao gồm răng cửa, răng nanh và răng hàm. Đây là giai đoạn mà các bậc phụ huynh có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là trong khoang miệng của trẻ, những chiếc răng sữa mọc lên dần dần.

Khi trẻ bước vào giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi, quá trình thay răng sữa bắt đầu diễn ra. Những chiếc răng sữa bắt đầu rụng để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn. Đây là quá trình tự nhiên và quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, quá trình này có thể diễn ra muộn hơn ở một số trẻ. Đặc biệt là ở những trẻ có thể thay răng khi đã 7 hoặc 8 tuổi.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bé gái thay răng có sự khác biệt. Thông thường chúng có xu hướng thay răng sữa sớm hơn bé trai. Thêm vào đó, khi bắt đầu quá trình thay răng, trẻ thường thay chiếc răng cửa hàm dưới trước. Điều này cũng là một đặc điểm bình thường trong sự phát triển răng miệng của trẻ.

Trẻ bắt đầu thay răng khi mấy tuổi?

Lịch thay răng của trẻ diễn ra như thế nào?

Để biết được trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không thì cần biết rõ về lịch thay răng của trẻ diễn ra thế nào. Quá trình thay răng sữa ở trẻ là một bước phát triển quan trọng. Đặc biệt trong sự hình thành bộ răng vĩnh viễn. Thông thường, răng sữa sẽ rụng theo thứ tự nhất định. Từ đó nhường chỗ cho răng trưởng thành mọc lên đúng vị trí. Dưới đây là trình tự thay răng sữa theo từng giai đoạn tuổi:

  • 6 – 7 tuổi: Hai răng cửa giữa ở hàm dưới sẽ là những chiếc răng đầu tiên rụng đi. Tạo khoảng trống cho răng cửa vĩnh viễn mọc lên.
  • 6 – 7 tuổi: Lúc này răng cửa giữa hàm dưới đã mọc. Vài tháng sau, hai răng cửa giữa ở hàm trên cũng sẽ thay thế.
  • 7 – 8 tuổi: Hai răng cửa bên cạnh răng cửa giữa bắt đầu lung lay và rụng đi. Từ đó nhường chỗ cho răng cửa vĩnh viễn.
  • 7 – 8 tuổi: Quá trình này cũng diễn ra tương tự với hai răng cửa bên ở hàm dưới.
  • 9 – 11 tuổi: Hai răng hàm sữa đầu tiên hàm trên sẽ được thay thế bằng răng hàm vĩnh viễn.
  • 9 – 11 tuổi:  Hai răng hàm sữa đầu tiên hàm dưới cũng sẽ rụng đi. Sau đó mọc răng vĩnh viễn tương ứng.
  • 9 – 12 tuổi: Răng nanh hàm dưới bắt đầu thay thế. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cắn và xé thức ăn.
  • 10 – 12 tuổi: Hai răng nanh hàm trên cũng bắt đầu mọc lên. Từ đó hoàn thiện khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho nụ cười của trẻ.
  • 10 – 12 tuổi: Hai răng hàm sữa thứ hai sẽ rụng đi. Đồng thời được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
  • 10 – 12 tuổi: Tương tự, hai răng hàm sữa thứ hai ở hàm trên cũng được thay thế.

Lịch thay răng của trẻ diễn ra như thế nào?

Trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không?

Khi đã biết được lịch thay răng của trẻ diễn ra thế nào thì chúng ta đã biết trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không. Việc trẻ thay răng hàm dưới trước là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Đây là quy luật tự nhiên trong quá trình thay răng sữa. Vì thế không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển tổng thể của hệ thống răng miệng. Quá trình thay răng ở trẻ em được chia thành những giai đoạn rõ ràng. Trong đó bao gồm sự thay thế các chiếc răng sữa bằng các răng vĩnh viễn.

Thứ tự thay răng có thể thay đổi đôi chút giữa các trẻ. Tuy nhiên nói chung, răng cửa hàm dưới thường là chiếc răng đầu tiên rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Thứ tự thay răng có thể khác nhau giữa các trẻ. Tuy nhiên việc thay răng hàm dưới trước không phải là điều bất thường. Một số trẻ thay răng hàm dưới đầu tiên. Sau đó các răng khác cũng sẽ thay thế theo đúng lộ trình. Trong đó bao gồm các răng cửa hàm trên, răng nanh và các răng hàm sau.

Tuy nhiên, một số trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi thay răng. Ví dụ như răng không thay đúng thời điểm, răng vĩnh viễn mọc lệch. Hoặc có dấu hiệu bất thường trong quá trình thay răng. Khi đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Thông qua đó được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không?

Những nguyên nhân khiến trẻ thay răng hàm trước

Vừa rồi chúng ta đã biết được trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không. Lúc này điều chúng ta cần biết đó là nguyên nhân khiến trẻ thay răng hàm trước. Cụ thể có những nguyên nhân sau

Yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng khi trẻ phát triển. Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định quá trình mọc răng của trẻ. Một số cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng gặp tình trạng mọc răng lệch. Thậm chí cha mẹ răng chậm mọc hoặc răng không đúng trình tự. Lúc này trẻ cũng có nguy cơ cao gặp phải vấn đề tương tự.

Di truyền có thể ảnh hưởng đến:

  • Hình dạng và kích thước răng: Một số trẻ có răng quá to hoặc quá nhỏ so với cung hàm. Từ đó khiến răng mọc sai vị trí.
  • Cấu trúc xương hàm: Một số hàm trên hoặc hàm dưới phát triển không đồng đều. Điều này khiến răng có thể mọc chen chúc hoặc lệch lạc.
  • Thời gian mọc răng: Có những trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn bình thường. Từ đó làm thay đổi trình tự mọc răng.

Chấn thương khi vui chơi

Trẻ em thường hiếu động, thích chạy nhảy, khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ bị chấn thương vùng miệng là rất cao. Một số trẻ va đập mạnh khi té ngã hoặc khi chơi các trò chơi vận động. Điều này có thể gây tổn thương đến nướu và mầm răng bên trong. Thông qua đó ảnh hưởng đến vị trí mọc của răng sau này.

Hậu quả của chấn thương vùng miệng:

  • Làm răng sữa rụng sớm: Răng sữa mất trước thời điểm thay răng tự nhiên. Thông qua đó làm răng vĩnh viễn có thể mọc lệch do mất đi sự định hướng.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn: Một số va chạm tác động mạnh đến mầm răng vĩnh viễn. Khi đó răng có thể bị mọc ngầm hoặc mọc sai vị trí.

Chấn thương khi vui chơi

Viêm nhiễm nướu và nhiệt miệng khi mọc răng

Trong quá trình mọc răng, nướu của trẻ thường bị sưng đau và rất nhạy cảm. Một số trẻ không được vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn. Khi đó virus có thể dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm nướu hoặc nhiệt miệng. Tình trạng này có thể làm cho răng mọc chậm, mọc lệch hoặc không đúng thứ tự.

  • Các dấu hiệu viêm nhiễm nướu khi mọc răng:
  • Nướu bị sưng đỏ, đau nhức kéo dài.
  • Xuất hiện mụn mủ nhỏ quanh chân răng.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, sốt nhẹ.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối và đầy đủ

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển răng miệng của trẻ. Nếu trẻ không được bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, phốt pho, quá trình hình thành men răng và răng vĩnh viễn có thể bị gián đoạn, làm thay đổi thứ tự mọc răng.

Các vi chất quan trọng giúp răng mọc đúng trình tự:

  • Canxi: Giúp răng phát triển chắc khỏe.
  • Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
  • Phốt pho: Cần thiết cho sự hình thành men răng và xương hàm.
  • Magie, Kẽm: Hỗ trợ sự phát triển của xương và răng.

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Sữa, phô mai, sữa chua: Giàu canxi và vitamin D.
  • Cá hồi, trứng, hải sản: Giúp tăng cường canxi và phốt pho.
  • Rau xanh (bông cải xanh, cải bó xôi): Chứa nhiều vi chất tốt cho răng.

Thói quen nhai một bên hoặc cắn đồ chơi

Một số trẻ có thói quen chỉ nhai một bên miệng hoặc cắn đồ chơi thường xuyên. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Từ đó gây ra tình trạng răng mọc không đồng đều.

Hậu quả của thói quen nhai lệch:

  • Khi trẻ chỉ nhai một bên, áp lực không đồng đều lên cung hàm khiến răng mọc lệch.
  • Răng ở bên không được sử dụng có thể mọc chậm hơn so với bên còn lại.
  • Xương hàm có thể phát triển không cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Chế độ dinh dưỡng không cân đối và đầy đủ

Cách phòng ngừa việc trẻ thay răng hàm dưới sớm

Chế độ ăn uống khoa học

Trong những năm tháng đầu đời, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là giai đoạn mà cơ thể của trẻ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Thông qua đó phát triển các cơ quan, trong đó có hệ thống răng miệng. Đặc biệt, việc bổ sung đủ canxi là yếu tố quan trọng. Từ đó giúp xương và răng phát triển chắc khỏe.

Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, thịt, cá, rau xanh và các loại hạt. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe của răng sữa, làm giảm nguy cơ rụng răng sớm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chú ý hạn chế cho trẻ tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt. Ngoài ra cha mẹ cần hạn chế cho trẻ các loại thức ăn dính vào răng. Chúng có thể dẫn đến sâu răng, ảnh hưởng sự phát triển răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách từ khi còn nhỏ rất quan trọng. Đây là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Trong đó vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau mỗi bữa ăn, nên khuyến khích trẻ súc miệng để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa.

Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng kem đánh răng chứa fluoride sẽ là giải pháp tuyệt vời. Kem đánh răng chứa chất này có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Đồng thời bảo vệ men răng và giữ cho răng luôn trắng sáng. Thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh. Đồng thời được duy trì trong suốt quá trình phát triển.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Khám nha sĩ định kỳ

Khám răng miệng định kỳ là một yếu tố không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn trẻ chuẩn bị thay răng sữa, việc kiểm tra sức khỏe răng miệng là cần thiết. Thông qua đó hát hiện sớm các vấn đề. Ví dụ như sâu răng, viêm lợi hay các bệnh lý về nướu.

Nha sĩ sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị kịp thời. Từ đó ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình thay răng. Việc khám nha sĩ định kỳ không chỉ giúp trẻ duy trì hàm răng khỏe mạnh. Đồng thời còn tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng từ khi còn nhỏ.

Bảo vệ răng khỏi chấn thương

Răng miệng của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu gặp phải các chấn thương trong khi vui chơi. Đặc biệt là trong các hoạt động vận động mạnh. Chấn thương này có thể làm răng lung lay hoặc rụng sớm. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống răng miệng. Do đó, cha mẹ cần chú ý tránh để trẻ tham gia vào các trò chơi nguy hiểm.

Bảo vệ răng khỏi chấn thương

Những trò chơi này có nguy cơ cao gây chấn thương vùng răng miệng. Đồng thời hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn để bảo vệ răng miệng. Một số không may trẻ bị ngã hoặc gặp phải chấn thương ảnh hưởng đến răng. Lúc này cần đưa trẻ đến ngay nha sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời. Từ đó đảm bảo sự phát triển bình thường của răng miệng trong tương lai.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trẻ thay răng hàm dưới trước có sao không. Cùng với đó là nguyên nhân và cách phòng ngừa hiện tượng này. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh