5/5 - (285 bình chọn)

Trẻ thay răng từ răng sữa sang răng vĩnh viễn là giai đoạn quan trọng của trẻ. Chính vì thế mà cha mẹ cần nắm rõ thứ tự trẻ thay răng ở trẻ là việc cần thiết. Thông qua đó cha mẹ có thể phòng ngừa những biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên có một số trẻ thay răng rồi nhưng lâu mọc lại nên cha mẹ lo lắng. Đặc biệt phổ biến nhất là thay răng cửa. Vậy bé thay răng cửa lâu mọc do đâu? Giải quyết như thế nào? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết trong bài viết này

Thứ tự mọc và thay răng diễn ra như thế nào?

Trước khi tìm hiểu bé thay răng cửa lâu mọc do đâu thì cần biết thứ tự mọc răng ở trẻ. Sau khi răng sữa rụng, thời gian mọc răng vĩnh viễn có thể khác nhau ở từng trẻ. Tùy thuộc yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng tình trạng sức khỏe răng miệng. Trung bình, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc trong khoảng 6 – 12 tháng sau khi răng sữa rụng. Nếu thời gian mọc răng vĩnh viễn chậm hơn, phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cần theo dõi sát sao để phát hiện những bất thường trong quá trình thay răng.

Thông thường sẽ lệch khoảng 9 tháng. Tuy nhiên thứ tự mọc răng ở trẻ chủ yếu diễn ra như sau:

  • 6 tuổi (+/- 9 tháng): Răng cối vĩnh viễn đầu tiên (răng số 6) bắt đầu mọc mà không thay thế răng sữa.
  • 7 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ thay răng cửa giữa (răng cửa hàm trên và hàm dưới).
  • 8 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ thay răng cửa bên (các răng kế cạnh răng cửa giữa).
  • 9 tuổi (+/- 9 tháng): Giai đoạn chuẩn bị mọc răng nanh vĩnh viễn ở hàm dưới.
  • 10 tuổi (+/- 9 tháng): Hoàn tất mọc răng nanh vĩnh viễn ở hàm dưới. Đồng thời thay răng cối nhỏ số 4 và số 5. Xuất hiện mầm răng khôn (Răng số 8)  trong xương hàm, tuy nhiên răng này chưa mọc lên.
  • 11 tuổi (+/- 9 tháng): Trẻ thay răng nanh vĩnh viễn ở hàm trên.
  • 12 tuổi (+/- 6 tháng): Răng cối lớn thứ hai (răng số 7) bắt đầu mọc.
  • 15 tuổi (+/- 6 tháng): Hoàn tất mọc răng số 7. Răng khôn bắt đầu phát triển, nhưng chưa mọc hoàn toàn.

Thứ tự mọc và thay răng diễn ra như thế nào?

Bé thay răng cửa lâu mọc có sao không?

Như vậy chúng ta có thể thấy trẻ thay răng cửa trong khoảng 7 – 8 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp bé thay răng cửa lâu mọc hay không mọc. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là những hậu quả có thể xảy ra nếu tình trạng này kéo dài. Đồng thời chúng không được can thiệp kịp thời. Cụ thể

  • Răng mọc ngầm có thể chèn ép dây thần kinh. Gây đau nhức và viêm nhiễm khu vực nướu, đặc biệt nếu có sự tích tụ vi khuẩn.
  • Xương hàm tại vị trí mất răng không được kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm.
  • Tiêu xương có thể làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Điều này khiến trẻ có biểu hiện hô, móm hoặc lệch hàm.
  • Các răng kế cận có xu hướng xô lệch vào khoảng trống. Từ đó gây mất cân đối trong cung răng, ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm.
  • Sự chậm trễ trong việc mọc răng có thể tạo khoảng trống lớn trên cung hàm. Từ đó gây mất thẩm mỹ khi trẻ giao tiếp.
  • Điều này khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti, đặc biệt khi nói hoặc cười. Lâu dài ảnh hưởng đến sự tự tin trong giao tiếp.
  • Việc thiếu răng vĩnh viễn thời gian dài gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Từ đó ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
  • Trẻ có thể gặp tình trạng nhai lệch một bên. Từ đó dẫn đến sự phát triển không cân đối của xương hàm theo thời gian.

Bé thay răng cửa lâu mọc có sao không?

Nguyên nhân gây nên việc bé thay răng cửa lâu mọc

Răng mọc lệch, mọc ngầm

  • Trong một số trường hợp, răng vĩnh viễn không mọc thẳng lên đúng vị trí của răng sữa đã mất. Nó mọc lệch hướng hoặc mọc ngầm trong xương hàm.
  • Răng có thể đâm vào răng bên cạnh, gây chen chúc, xô lệch cung hàm. Thậm chí làm tổn thương răng kế cận và gây nên việc bé thay răng cửa lâu mọc
  • Nguyên nhân có thể do thiếu không gian trên cung hàm. Từ đó tạo sự sự mất cân đối giữa kích thước răng và xương hàm. Hoặc do răng sữa bị nhổ quá sớm khiến răng vĩnh viễn mất định hướng mọc đúng.

Xơ hóa nướu làm cản trở răng mọc

  • Ở một số trẻ, lớp nướu tại vị trí răng sữa rụng bị xơ hóa và dày lên quá mức. Điều này tạo thành một màng chắn khiến răng vĩnh viễn khó mọc xuyên qua.
  • Xơ hóa nướu có thể xuất phát từ tổn thương mô nướu, viêm nhiễm hoặc cơ địa của từng trẻ.
  • Nếu tình trạng này kéo dài, có thể cần can thiệp nha khoa để tạo đường mọc cho răng.

Thiếu mầm răng vĩnh viễn

  • Một số trẻ bẩm sinh không có mầm răng vĩnh viễn. Từ đó gây ra hiện tượng bé thay răng cửa lâu mọc. Đây là tình trạng thiếu răng bẩm sinh (hypodontia).
  • Ngoài yếu tố di truyền, mầm răng có thể bị tổn thương do va đập. Bao gồm do chấn thương vùng miệng. Hoặc do bệnh lý trong quá trình phát triển của trẻ.
  • Nếu trẻ bị thiếu mầm răng, nha sĩ có thể đề xuất hướng xử lý. Ví dụ như chỉnh nha đóng khoảng trống hoặc phục hình răng giả. Thông qua đó đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Thiếu mầm răng vĩnh viễn

Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng

  • Canxi, vitamin D, phốt pho và magie là các dưỡng chất quan trọng giúp răng phát triển khỏe mạnh. Nếu thiếu hụt các chất này, răng có thể mọc chậm, men răng yếu hoặc dễ bị tổn thương.
  • Trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn hoặc có chế độ ăn uống thiếu khoa học. Lúc này trẻ có nguy cơ cao gặp tình trạng bé thay răng cửa lâu mọc hoặc răng mọc yếu.
  • Vì thế trẻ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai, cá, rau xanh). Ngoài ra là thực phẩm có vitamin D (ánh nắng mặt trời, dầu cá), phốt pho (hải sản, trứng). Cùng với đó là các khoáng chất cần thiết.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng

Một số thói quen xấu trong thời thơ ấu có thể làm răng vĩnh viễn mọc sai lệch hoặc gây nên hiện tượng bé thay răng cửa lâu mọc:

  • Đẩy lưỡi: Một số trẻ đẩy lưỡi vào răng cửa thường xuyên. Lúc này răng vĩnh viễn có thể mọc chìa ra ngoài, gây hô răng.
  • Mút tay: Thói quen này có thể làm răng cửa mọc lệch, hàm trên hẹp, khớp cắn bị sai lệch.
  • Nghiến răng: Một số trẻ nghiến răng trong lúc ngủ. Lúc này mầm răng vĩnh viễn có thể bị ảnh hưởng. Từ đó gây răng mọc chậm hoặc mòn răng sớm.
  • Thở bằng miệng: Một số trẻ có thói quen thở bằng miệng thay vì mũi. Lúc này xương hàm trên có thể phát triển kém. Từ đó dẫn đến răng mọc chen chúc hoặc hô vẩu.

Thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển răng

Cách giải quyết hiệu quả việc bé thay răng cửa lâu mọc

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Vitamin D giúp cơ thể bé hấp thụ canxi tốt hơn, từ đó thúc đẩy quá trình mọc răng.
  • Cho bé tắm nắng vào sáng sớm (trước 9h), từ 10 – 15 phút mỗi ngày. Tránh ánh nắng gay gắt để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.
  • Không nên để bé tắm nắng quá lâu hoặc vào thời điểm nắng gắt. Chúng có thể gây mất nước hoặc tổn thương da.
  • Đối với trẻ chưa mọc răng hãy sử dụng khăn mềm. Hoặc gạc sạch lau nướu bé hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn.
  • Trẻ mọc răng rồi hãy dùng bàn chải lông mềm. Ngoài ra là kem đánh răng chứa fluoride phù hợp lứa tuổi để chải răng cho bé.
  • Tránh để bé ngậm bình sữa khi ngủ, vì sữa đọng lại trên răng có thể gây sâu răng sớm.
  • Duy trì giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý giúp bé phát triển toàn diện. Hạn chế tình trạng rối loạn mọc răng do thiếu hụt dinh dưỡng hoặc căng thẳng.
  • Khi bé mọc răng, có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, biếng ăn, quấy khóc. Lúc này cha mẹ cần theo dõi và điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp.

Cách giải quyết hiệu quả việc bé thay răng cửa lâu mọc

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình mọc răng

Chế độ ăn uống của mẹ trong giai đoạn cho con bú và thực đơn ăn dặm của bé đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của răng và xương hàm. Thông qua đó hạn chế việc bé thay răng cửa lâu mọc. Cụ thể như sau:

  • Vitamin K2 giúp hỗ trợ quá trình vận chuyển canxi vào xương và răng. Có nhiều trong phô mai, sữa, trứng và các loại rau lá xanh.
  • Canxi là thành phần chính của men răng và ngà răng. Có nhiều trong sữa, chế phẩm từ sữa, hải sản, hạnh nhân, rau xanh.
  • Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Có trong dầu cá, lòng đỏ trứng, cá hồi, cá thu.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa phốt pho. Vì có thể làm rối loạn quá trình khoáng hóa răng.
  • Tránh cho bé tiêu thụ nhiều đường, đồ ngọt, nước có gas. Vì có thể gây sâu răng sớm.
  • Rau xanh và trái cây không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất. Nó còn giúp bé tăng cường hoạt động nhai, kích thích sự phát triển của xương hàm.
  • Một số loại quả như táo, lê, cà rốt có thể giúp làm sạch răng tự nhiên khi bé nhai.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc bé thay răng cửa lâu mọc. Cùng với đó là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hiện tượng này. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh