5/5 - (181 bình chọn)

Răng hàm là một trong những chiếc răng quan trọng và là chiếc răng phụ trách an nhai. Tuy nhiên, một số lúc răng sẽ bị sâu răng, mòn men, vỡ răng, … do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì thế, nhiều người muốn lựa chọn phục hình bằng bọc răng sứ. Thông qua đó nâng cao thẩm mỹ và bảo toàn cấu trúc và chức năng răng hàm. Tuy nhiên, bọc răng sứ có nhiều loại khiến bạn bối rối. Vậy với răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết thắc mắc trong bài viết này

Tầm quan trọng của răng hàm trong cấu trúc răng

Trước khi tìm hiểu răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất thì cần nắm rõ tầm quan trọng của răng hàm. Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Nó giúp nghiền nát thức ăn thành các mảnh nhỏ. Từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa và nâng cao khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Răng cửa và răng nanh chủ yếu đảm nhận chức năng cắn và xé thức ăn. Tuy nhiên răng hàm sở hữu diện tích bề mặt rộng lớn và có các rãnh sâu trên mặt nhai. Từ đó tạo điều kiện thực hiện nghiền thức ăn một cách hiệu quả

Tuy nhiên, răng hàm thường nằm sâu trong khoang miệng. Điều này khiến việc chăm sóc và vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, răng hàm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực. Ví dụ như sâu răng, mòn men răng hoặc vỡ do chịu áp lực nhai lớn. Những bệnh lý này không chỉ gây đau nhức, khó chịu. Nó còn làm giảm khả năng nhai. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một trong những phương pháp để bảo vệ và phục hồi chức năng răng hàm là bọc sứ. Việc bọc sứ không chỉ giúp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Ví dụ như sâu răng, mòn men hay vỡ răng. Nó còn phục hồi chức năng ăn nhai, giúp duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài. Thông qua đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tầm quan trọng của răng hàm trong cấu trúc răng

Bọc sứ răng hàm là gì?

Để biết được răng hàm nên bọc sứ loại nào thì cần biết bọc sứ răng hàm là gì. Bọc răng hàm sứ là một phương pháp nha khoa tiên tiến được áp dụng. Từ đó bảo vệ và phục hồi răng hàm bị tổn thương nghiêm trọng. Chẳng hạn như răng bị sâu nặng hoặc vỡ lớn. Quy trình bọc sứ thường bắt đầu bằng việc thăm khám và đánh giá tình trạng răng. Sau đó có thể cần thực hiện điều trị tủy nếu răng bị viêm tủy hoặc mòn quá mức.

Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng để tạo nền vững chắc cho mão sứ. Mão sứ được chế tác chính xác, có hình dáng và màu sắc tương tự như răng thật. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và sự hài hòa trong cấu trúc của hàm răng. Phương pháp bọc sứ không chỉ giúp khôi phục lại hình dạng và cấu trúc ban đầu của răng hàm. Nó còn phục hồi ăn nhai, giúp người bệnh có thể tiếp tục ăn uống bình thường. Đồng thời không gặp phải đau đớn hay khó khăn.

Bên cạnh đó, việc bọc răng hàm sứ còn góp phần nâng cao thẩm mỹ hàm răng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân có yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ khi răng hàm bị tổn thương lớn. Đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người sử dụng.

Bọc sứ răng hàm là gì?

Răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất?

Răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn phục hình răng. Hiện nay, có hai loại răng sứ phổ biến dành cho răng hàm mà bạn có thể lựa chọn. Đó là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt. Vì thế phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của từng người.

  • Răng sứ kim loại có lớp sứ bên ngoài và khung sườn kim loại bên trong. Khung sườn này bằng vàng, Titan, hoặc hợp kim Niken-Crom). Loại này có độ bền cao, chịu lực tốt, nhưng khả năng tương thích sinh học không cao. Vì thế dễ gây kích ứng và thẩm mỹ không tốt, dễ bị thâm đen viền nướu.
  • Răng sứ toàn sứ hoàn toàn làm từ sứ sinh học, an toàn. Đồng thời không gây kích ứng và có độ thẩm mỹ vượt trội. Loại này có độ bền và khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra nó không thâm đen viền nướu và tương thích sinh học cao. Vì thế chúng được khuyến khích sử dụng lâu dài. Điều này đặc biệt hiệu quả cho người có cơ địa dị ứng kim loại.

Tùy vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính, bạn có thể chọn lựa giữa răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Tuy nhiên, răng sứ toàn sứ thường được khuyến khích sử dụng hơn. Đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc dị ứng với kim loại. Loại răng này mang lại hiệu quả phục hình lâu dài,. Từ đó giúp duy trì chức năng ăn nhai ổn định và thẩm mỹ vượt trội. Đây là lựa chọn lý tưởng cho cả người cao tuổi. Hoặc những ai mong muốn giải pháp bền vững và an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất?

Các loại răng bọc sứ phù hợp với răng hàm

Vừa rồi chúng ta đã biết răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất. Tuy nhiên sẽ có những loại răng sứ khác nhau khiến bạn bối rối. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại răng bọc sứ tại đây

Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại là dòng răng sứ truyền thống nhất. Nó có phần khung sườn bên trong được làm từ hợp kim crom-coban hoặc crom-niken. Bên ngoài phủ một lớp sứ trắng để tạo hình giống với răng tự nhiên. Loại răng sứ này có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao. Vì thế đây là lựa chọn phù hợp cho những người có ngân sách hạn chế. Tuy nhiên, do phần khung sườn bằng kim loại nên tính thẩm mỹ không cao. Từ đó dễ bị ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào.

Ưu điểm

  • Độ bền cao: Khả năng chịu lực tốt, giúp quá trình ăn nhai ổn định.
  • Chi phí hợp lý: Đây là loại răng sứ có giá thành thấp nhất. Đặc biệt khi so trong các dòng răng sứ hiện nay.
  • Quy trình thực hiện đơn giản: Có thể thực hiện tại hầu hết các cơ sở nha khoa.

Nhược điểm

  • Thẩm mỹ kém: Khi có ánh sáng chiếu vào, phần khung kim loại có thể tạo ra ánh đen. Từ đó làm răng trông kém tự nhiên.
  • Có nguy cơ kích ứng: Một số người có thể bị dị ứng với hợp kim Niken. Nếu để lâu sẽ gây kích ứng mô nướu.
  • Dễ bị oxy hóa: Sau thời gian dài sử dụng, viền nướu có thể bị đen. Điều này do quá trình oxy hóa của kim loại.

Răng sứ kim loại

Răng sứ Titan

Răng sứ Titan là phiên bản nâng cấp của răng sứ kim loại. Loại răng này có phần khung sườn làm từ hợp kim titan. Đây là một kim loại có độ bền cao, trọng lượng nhẹ và tương thích tốt với cơ thể. Lớp bên ngoài vẫn được phủ sứ để tạo hình giống với răng thật. Titan là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong y khoa do không gây dị ứng. Thông qua đó giúp hạn chế tình trạng kích ứng mô nướu. Đây là ưu điểm tuyệt vời khi so với răng sứ kim loại thông thường.

Ưu điểm

  • Độ bền cao: Khả năng chịu lực tốt, phù hợp với người có lực nhai mạnh.
  • An toàn với cơ thể: Titan không gây dị ứng, phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Chi phí hợp lý: Giá thành cao hơn răng sứ kim loại nhưng vẫn thấp hơn răng toàn sứ.

Nhược điểm

  • Thẩm mỹ chưa hoàn hảo: Khi ánh sáng chiếu vào, có thể thấy ánh kim loại mờ bên trong.
  • Không duy trì màu sắc lâu dài: Sau thời gian sử dụng, răng có thể bị xỉn màu. Nhẹ hơn thì sẽ đổi màu nhẹ.

Răng sứ Titan

Răng toàn sứ Cercon

Răng toàn sứ Cercon là dòng răng sứ cao cấp được chế tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất, không chứa kim loại. Khung sườn và lớp phủ bên ngoài đều làm từ vật liệu sứ chất lượng cao. Thông qua đó đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ vượt trội. Sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại. Thông qua đó giúp tạo ra những chiếc răng có độ chính xác cao. Đồng thời ôm sát khớp cắn và mang lại cảm giác tự nhiên nhất khi sử dụng.

Ưu điểm

  • Thẩm mỹ vượt trội: Màu sắc tự nhiên, không bị ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào.
  • Độ cứng cao: Cứng gấp 5 lần răng thật, giúp ăn nhai thoải mái mà không lo sứt mẻ.
  • Tương thích sinh học tốt: Không gây dị ứng hay kích ứng mô nướu.
  • Không đổi màu theo thời gian: Giữ được độ trắng sáng bền lâu.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Giá thành cao hơn so với răng sứ kim loại hoặc titan.
  • Yêu cầu kỹ thuật cao: Cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề giỏi. Từ đó đảm bảo kết quả hoàn hảo.

Răng toàn sứ Cercon

Răng toàn sứ Zirconia

Răng toàn sứ Zirconia là loại răng sứ không kim loại. Loại răng này có phần khung sườn làm từ zirconia. Đây một loại vật liệu siêu bền thường được ứng dụng trong ngành y khoa. Đây là một trong những lựa chọn tối ưu nhất hiện nay do có độ bền cao. Ngoài ra răng có màu sắc tự nhiên và không gây kích ứng.

Ưu điểm

  • Thẩm mỹ tự nhiên: Màu sắc trong suốt, giống răng thật. Không bị ánh đen khi có ánh sáng chiếu vào.
  • Độ cứng và độ bền vượt trội: Có thể chịu lực tốt, hạn chế tối đa nguy cơ nứt vỡ.
  • Không gây kích ứng: Vật liệu an toàn, phù hợp với mọi cơ địa.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt: Ít bị ảnh hưởng bởi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhược điểm

  • Giá thành cao: Thuộc dòng răng sứ có giá cao nhất trên thị trường.
  • Quy trình phức tạp: Yêu cầu bác sĩ có tay nghề cao. Từ đó đảm bảo răng sứ được chế tác và lắp đặt chính xác.

Răng toàn sứ Zirconia

Quy trình thực hiện bọc răng sứ cho răng hàm

Khi đã biết được răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất thì cần nắm rõ quy trình thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi thực hiện. Cụ thể quy trình thực hiện bọc răng sứ cho răng hàm như sau:

Khám và tư vấn

Trước khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng. Thông qua đó đánh giá mức độ tổn thương của răng hàm. Quá trình này bao gồm:

  • Chụp X-quang răng để xác định cấu trúc bên trong răng. Đồng thời phát hiện các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, hoặc tổn thương chân răng.
  • Đánh giá khớp cắn để đảm bảo răng sứ sau khi bọc không gây cản trở. Đặc biệt là không gây cản trở trong quá trình ăn nhai.
  • Tư vấn lựa chọn loại răng sứ. Trong đó bao gồm răng sứ kim loại, răng sứ titan, răng toàn sứ zirconia hoặc cercon. Tất cả dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của bệnh nhân.

Gây tê và mài răng

  • Trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ vào vùng răng cần bọc sứ. Thông qua đó bệnh nhân không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình thực hiện.
  • Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ mài bớt một phần mô răng thật. Từ đó tạo khoảng trống phù hợp cho răng sứ.
  • Tỷ lệ mài răng sẽ được tính toán chính xác, thường dao động khoảng 0.5 – 2 mm. Thông qua đó đảm bảo độ bám chắc cho răng sứ. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật.
  • Nếu răng bị tổn thương nặng (sâu lớn, viêm tủy), bác sĩ có thể cần điều trị tủy. Việc thực hiện này làm trước khi bọc sứ để tránh nguy cơ nhiễm trùng về sau.

Quy trình thực hiện bọc răng sứ cho răng hàm

Lấy dấu răng và thiết kế răng sứ

  • Sau khi mài răng xong, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu lấy dấu răng chuyên dụng. Hoặc công nghệ quét dấu răng bằng máy scan kỹ thuật số. Thông qua đó tạo ra bản sao chính xác của răng thật.
  • Mẫu dấu răng này sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm nha khoa. Từ đó chế tác răng sứ theo đúng kích thước, hình dáng. Cùng với đó có màu sắc phù hợp với răng tự nhiên của bệnh nhân.
  • Thời gian chờ chế tác răng sứ thường từ 2 – 5 ngày. Lúc này bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm để bảo vệ răng thật. Đồng thời duy trì chức năng ăn nhai tạm thời.

Gắn răng sứ và điều chỉnh khớp cắn

  • Khi răng sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ thử lắp vào vị trí răng đã mài. Thông qua đó kiểm tra độ vừa khít, màu sắc và hình dáng.
  • Nếu răng sứ đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng keo nha khoa chuyên dụng. Từ đó cố định răng sứ vào răng thật.
  • Sau khi gắn răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh khớp cắn. Từ đó đảm bảo răng hàm có độ tiếp xúc tốt khi ăn nhai. Đồng thời tránh tình trạng cộm cấn hoặc sai lệch khớp cắn.
  • Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc răng sứ đúng cách. Từ đó duy trì độ bền và tuổi thọ của răng sứ trong thời gian dài.

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc răng hàm nên bọc sứ loại nào là tốt nhất. Cùng với đó là các loại răng sứ phổ biến và quy trình thực hiện chi tiết. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh