5/5 - (221 bình chọn)

Hiện nay, sâu răng là một trong những bệnh lý nha khoa rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, theo thời gian chúng sẽ âm thầm gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế việc điều trị sâu răng ngay từ giai đoạn nhẹ là điều vô cùng cần thiết. Trong đó việc đánh răng có hết sâu răng không là điều nhiều người thắc mắc. Vậy sâu răng nhẹ đánh răng có hết không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp trong bài viết này. Cùng với đó là cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Sâu răng nhẹ là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu răng nhẹ đánh răng có hết không thì cần biết sâu răng nhẹ là gì. Sâu răng nhẹ là giai đoạn khởi phát của quá trình sâu răng. Lúc này lớp men răng – lớp bảo vệ ngoài cùng của răng – bắt đầu bị tổn thương. Điều này do tác động của vi khuẩn trong mảng bám và axit từ thực phẩm. Biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện của các đốm trắng đc hoặc vàng nhạt. Đặc biệt ở các vùng khó làm sạch như kẽ răng, mặt nhai của răng hàm hoặc viền nướu.

Đây là giai đoạn quan trọng có thể điều trị và phục hồi an toàn. Đồng thời không cần can thiệp nếu phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Các dấu hiệu này là lời cảnh báo sớm cho thấy người bệnh cần chú trọng vệ sinh. Đặc biệt cần tăng cường vệ sinh răng miệng hàng ngày. Trong đó bao gồm việc chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày. Cùng với đó là sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Đồng thời hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường.

Một số trường hợp tình trạng sâu răng nhẹ không được kiểm soát kịp thời. Lúc này tổn thương có thể lan rộng vào ngà răng, dẫn đến sâu răng nặng. Từ đó gây đau nhức, ê buốt và ảnh hưởng sinh hoạt cũng như sức khỏe răng miệng. Khi đó, người bệnh sẽ cần đến sự can thiệp chuyên sâu từ nha sĩ. Ví dụ như trám răng, điều trị tủy. Thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, có thể phải nhổ bỏ răng.

Sâu răng nhẹ là gì?

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Sau khi đã hiểu rõ về sâu răng nhẹ, nhiều người vẫn còn băn khoăn với câu hỏi: “Liệu sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?”. Thực tế, sâu răng là một bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Trong đó chủ yếu là Streptococcus mutans – loại vi khuẩn thường trú trong khoang miệng. Chúng có khả năng phá vỡ cấu trúc khoáng chất trong men răng. Từ dẫn đến hiện tượng mất mô cứng, khởi đầu quá trình sâu răng.

Tại đây vi khuẩn sẽ ồn tại trong môi trường miệng có nhiều mảng bám. Đặc biệt là sau khi tiêu thụ thực phẩm chứa đường và tinh bột. Với , thức ăn thừa hoặc cao răng bám lại, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình chuyển hóa, vi khuẩn kết hợp với carbohydrate từ thực phẩm. Theo thời gian tạo thành mảng bám trên bề mặt răng. Việc đánh răng là một biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Từ đó loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và giảm số lượng vi khuẩn trên bề mặt răng.

Tuy nhiên, đánh răng không thể đảo ngược tổn thương sâu răng đã hình thành. Việc này càng không thể kể cả ở giai đoạn sâu nhẹ. Cùng với đó chải răng đều đặn 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride. Lúc này việc đánh răng chỉ mang lại việc hạn chế sự tiến triển của sâu răng. Thực tế nó không thể loại bỏ hoàn toàn các lỗ sâu đã xuất hiện. Do đó, người bệnh nên thăm khám nha khoa sớm. Thông qua đó được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp kịp thời

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Các giai đoạn của sâu răng gồm những gì?

Vừa rồi chúng ta đã biết được sâu răng nhẹ đánh răng có hết không. Lúc này, việc bạn cần làm đó là đến nha khoa thăm khám sớm. Nếu để lâu sẽ dẫn đến sâu răng ở giai đoạn nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Sâu răng nhẹ (Cấp độ 1)

Sâu răng ở cấp độ 1 là giai đoạn đầu của quá trình hủy hoại răng. Lúc này chỉ mới xuất hiện những thay đổi nhỏ trên bề mặt răng. Tại thời điểm này, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện của các vệt trắng đục. Ngoài ra là các đốm đen nhỏ li ti trên men răng. Đây là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã bắt đầu tác động đến bề mặt men răng. Từ đó làm mất đi độ bóng tự nhiên của răng.

Mặc dù ở giai đoạn này, người bệnh có thể không cảm thấy đau nhức rõ rệt. Một số trường hợp có thể chỉ cảm thấy khó chịu hoặc hơi nhức nhối. Đặc biệt khi ăn uống hoặc tiếp xúc với thức ăn bao gồm đồ ăn và nước lạnh. Tuy nhiên, vì các triệu chứng khá nhẹ nhàng, nhiều người thường bỏ qua. Họ không nhận thức được sự cần thiết phải can thiệp điều trị. Từ đó dẫn đến việc tình trạng sâu răng tiến triển sang các cấp độ nghiêm trọng hơn.

Sâu răng nhẹ (Cấp độ 1)

Sâu răng đã ăn sâu vào tủy (Cấp độ 2)

Khi sâu răng tiến triển đến cấp độ 2, vi khuẩn đã phát triển. Sau đó chúng đã xâm nhập sâu hơn vào các lớp bên trong của răng. Vi khuẩn tấn công và phá vỡ cấu trúc men răng. Từ đó làm cho tình trạng sâu trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí để lâu có khả năng xâm nhập vào mô tủy răng. Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau. Đặc biệt là những cơn đau nhức dữ dội khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc khi nhai.

Những cơn đau này có thể kéo dài và trở nên khó chịu. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Ở giai đoạn này, việc điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Thông qua đó ngăn ngừa sâu răng tiếp tục phát triển. Đồng thời hạn chế ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe răng miệng.

Sâu răng đã ăn sâu vào tủy (Cấp độ 2)

Sâu răng nghiêm trọng (Cấp độ 3)

Ở cấp độ 3, tình trạng sâu răng đã tiến triển đến mức nghiêm trọng. Lúc này nó đã gây tổn thương nghiêm trọng đến cả cấu trúc răng và mô tủy. Đây là giai đoạn mà người bệnh sẽ phải chịu đựng cơn đau nhức dữ dội. Điều này diễn ra không chỉ khi ăn uống mà ngay cả khi nghỉ ngơi, đang ngủ. Cơn đau có thể kéo dài và ngày càng dữ dội hơn. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Thậm chí ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống.

Lúc này, các vi khuẩn đã xâm nhập vào sâu tận đáy chân răng. Từ đó hình thành ổ viêm nhiễm tại khu vực tủy răng gây viêm tủy và gây áp xe nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Đây là một tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe tổng thể. Việc điều trị ở giai đoạn này thường đòi hỏi can thiệp y tế phức tạp. Trong đó bao gồm các thủ thuật như điều trị tủy răng hoặc thậm chí phải nhổ răng. Thông qua đó ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Sâu răng nghiêm trọng (Cấp độ 3)

Các phương pháp điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả nhất

Vừa rồi chúng ta đã biết sâu răng nhẹ đánh răng có hết không. Thực tế đánh răng không hề hết được sâu răng nhẹ và bạn sẽ phải áp dụng các phương pháp điều trị chuyên dụng. Cụ thể có những phương pháp sau:

Điều trị sâu răng bằng thuốc Tây

Đây là phương pháp phổ biến được chỉ định đối với những trường hợp sâu răng ở giai đoạn nhẹ hoặc mới khởi phát. Thông qua đó giúp kiểm soát vi khuẩn và giảm triệu chứng viêm đau.

Quy trình điều trị:

  • Thăm khám và chẩn đoán: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng. Đồng thời kết hợp chụp X-quang để xác định mức độ và vị trí lỗ sâu.
  • Chỉ định dùng thuốc: Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp

Các loại thuốc thường được sử dụng:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Phổ biến thường bao gồm Penicillin như Amoxicillin, Tetracycline, Doxycycline. Đồng thời kết hợp với Metronidazole để tăng hiệu quả kháng khuẩn
  • Nhóm kháng sinh Beta-lactam: Khi dùng chung với Metronidazole giúp tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Trong thời gian sử dụng, không nên dùng rượu bia hoặc hút thuốc lá.
  • Vitamin hỗ trợ: Các loại vitamin như A, C, B2, B3 giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh các tổn thương niêm mạc.
  • Thuốc giảm đau: Aspirin cho mức nhẹ. Ngoài ra là Acetaminophen (Paracetamol), Ibuprofen giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Điều trị sâu răng bằng thuốc Tây

Điều trị sâu răng bằng Fluoride

Phương pháp sử dụng Fluoride thường được chỉ định trong giai đoạn sâu răng sớm. Lúc này lớp men răng bắt đầu bị tổn thương. Tuy nhiên nó chưa lan sâu vào ngà răng. Phương pháp này tái khoáng men răng. Thông qua đó phục hồi các vùng bị tổn thương. Đồng thời ngăn ngừa quá trình sâu răng tiến triển.

Hình thức áp dụng:

  • Dạng gel, bọt hoặc vani: Bác sĩ sẽ sử dụng bàn chải chuyên dụng hoặc bông gòn. Thông qua đó bôi trực tiếp Fluoride lên bề mặt răng.
  • Khay ngậm Fluoride: Cho dung dịch vào khay. Sau đó thực hiện đặt vào miệng trong vài phút.
  • Lưu ý sau điều trị: Không ăn uống hoặc súc miệng trong 30 phút để tối ưu hiệu quả hấp thụ fluoride.

Điều trị sâu răng bằng Fluoride

Điều trị sâu răng bằng phương pháp trám răng

Trám răng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu trong nha khoa hiện nay. Phương pháp này giúp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bị sâu. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp sâu răng nhẹ. Cùng với đó là trường hợp sâu răng trung bình, khi phần tủy chưa bị ảnh hưởng.

Quy trình thực hiện:

  • Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mô răng bị sâu. Đồng thời làm sạch toàn bộ khu vực tổn thương.
  • Vật liệu trám sẽ được đưa vào lỗ sâu để lấp đầy khoảng trống. Thông qua đó ngăn ngừa sự tái phát của vi khuẩn.
  • Sau khi trám, bác sĩ sẽ mài chỉnh lại bề mặt. Từ đó đảm bảo không gây cộm cấn, khó chịu khi ăn nhai.

Các loại vật liệu trám phổ biến:

  • Amalgam: Hợp kim kim loại có độ bền cao, thường dùng cho răng hàm.
  • Composite: Vật liệu nhựa tổng hợp có màu giống răng thật, thẩm mỹ cao, được ưa chuộng hiện nay.
  • Gốm sứ: Vật liệu cao cấp, độ bền và tính thẩm mỹ cao, thường dùng trong trám răng thẩm mỹ.
  • Ximăng Silicat: Loại vật liệu truyền thống, ít dùng trong các kỹ thuật hiện đại.

Điều trị sâu răng bằng phương pháp trám răng

Các cách thức phòng chống sâu răng nhẹ cần phải nhớ

Đánh răng đúng cách và khoa học

  • Ưu tiên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, đầu chải nhỏ. Thông qua đó dễ dàng tiếp cận các vùng khó trong khoang miệng. Ví dụ như răng hàm trong cùng, mặt trong răng cửa.
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần chải kéo dài khoảng 2 phút. Thực hiện buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Di chuyển bàn chải nhẹ nhàng. Thực hiện theo chuyển động tròn hoặc lên xuống thay vì theo chiều ngang. Thông qua đó tránh làm mòn men răng và tổn thương nướu. Chải đều tất cả các mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
  • Bàn chải điện là một công cụ hỗ trợ hiệu quả. Công cụ này giúp tăng khả năng làm sạch mảng bám và thức ăn thừa. Đặc biệt hữu ích cho người niềng răng hoặc có kỹ năng đánh răng chưa tốt.

Đánh răng đúng cách và khoa học

Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

  • Đánh răng thông thường không thể loại bỏ thức ăn mắc lại ở các kẽ răng. Đây là nơi vi khuẩn dễ tích tụ và gây sâu răng.
  • Chỉ nha khoa là giải pháp tối ưu để làm sạch mảng bám giữa các răng. Đồng thời không làm tổn hại đến nướu.
  • Ngoài ra, máy tăm nước (Water Flosser) là thiết bị hiện đại trong nha khoa. Thiết bị này sử dụng áp lực nước để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn. Đặc biệt phù hợp với người có răng nhạy cảm. Ngoài ra người niềng răng, người bị viêm nha chu.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa Fluoride

  • Fluoride là một khoáng chất tự nhiên được chứng minh có khả năng tái khoáng men răng. Thông qua đó ngăn ngừa sâu răng và giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Nên chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluoride. Dử dụng đều đặn hàng ngày để tăng cường khả năng bảo vệ răng.
  • Đối với trẻ em, cần lựa chọn sản phẩm có hàm lượng fluoride phù hợp. Lượng này cần phù hợp với độ tuổi để tránh tình trạng thừa fluor (fluorosis).

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa Fluoride

Khám răng định kỳ tại phòng khám nha khoa

  • Việc thăm khám nha khoa 2 lần mỗi năm là một phần quan trọng trong quy trình chăm sóc răng miệng toàn diện.
  • Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ làm sạch cao răng. Cạo sạch mảng bám khó loại bỏ bằng bàn chải thông thường.
  • Phát hiện sớm các dấu hiệu sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch, hoặc bất kỳ bất thường nào khác.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng và thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp với từng cá nhân.
  • Việc phát hiện sớm giúp giảm chi phí điều trị. Từ đó ngăn ngừa biến chứng và bảo tồn tối đa cấu trúc răng tự nhiên

Xem thêm:

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc sâu răng nhẹ đánh răng có hết không. Cùng với đó là cách điều trị và phòng chống sâu răng nhẹ hiệu quả và an toàn. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh