Sâu răng nhẹ là một trong những biểu hiện nhẹ nhất của bệnh sâu răng. Chính vì thế mà chúng ta có thể khó nhận biết được những dấu hiệu của bệnh sâu răng. Tuy nhiên, có một số người bắt đầu cảm thấy khó chịu khi bị sâu răng. Lúc này điều nhiều người muốn thực hiện đó là hàn trám răng. Vậy thực tế răng sâu nhẹ có nên trám hay không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết thắc mắc trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là các phương pháp trám răng hiệu quả nhất hiện nay
Sâu răng nhẹ là gì?
Trước khi tìm hiểu răng sâu nhẹ có nên trám không thì cần biết sâu răng nhẹ là gì. Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu của quá trình tổn thương mô cứng của răng do vi khuẩn trong mảng bám gây ra. Lúc này môi trường khoang miệng không được vệ sinh đúng cách. Khi đó vi khuẩn sẽ sản sinh axit, làm mất khoáng men răng. Từ đó dần dần hình thành các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng có thể tiến triển nghiêm trọng hơn. Nó sẽ ảnh hưởng cấu trúc răng và sức khỏe răng miệng tổng thể.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng sâu răng nhẹ:
- Ban đầu, sâu răng thường biểu hiện dưới dạng đốm trắng hoặc nâu nhỏ trên bề mặt răng. Đặc biệt là ở rãnh nhai hoặc kẽ răng.
- Theo thời gian, những đốm này có thể phát triển thành các lỗ nhỏ do men răng bị phá hủy
- Khi men răng bị tổn thương, răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Cùng với đó là các tác nhân kích thích.
- Người bệnh có thể cảm thấy ê buốt khi ăn uống đồ nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.
- Vi khuẩn tích tụ trong các lỗ sâu kết hợp mảng bám và thức ăn thừa. Từ đó tạo ra khí có mùi hôi, khiến hơi thở trở nên khó chịu.
- Khi vi khuẩn lan rộng, vùng nướu quanh răng bị sâu có thể trở nên nhạy cảm hơn. Điều này khiến răng dễ bị kích ứng.
- Đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa có thể làm nướu chảy máu, sưng đau. Nó báo hiệu sự viêm nhiễm trong khoang miệng.
Răng sâu nhẹ có nên trám hay không?
Răng sâu nhẹ có nên trám hay không là thắc mắc của rất nhiều người khi muốn chữa trị bệnh này. Tại đây răng bị sâu ở mức độ nhẹ, vì thế bệnh chưa biến chứng đến mức viêm tủy. Lúc này các bác sĩ nha khoa thường áp dụng phương pháp trám răng để điều trị. Đây là một giải pháp hiệu quả, không chỉ giúp phục hồi răng. Nó còn đảm bảo chi phí hợp lý. Đồng thời bảo tồn tối đa cấu trúc răng thật của bệnh nhân.
Trước khi tiến hành trám, bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có trong lỗ sâu. đồng thời nạo bỏ phần mô răng bị hư hỏng do sâu. Quá trình này giúp đảm bảo rằng khu vực trám răng không còn chứa vi khuẩn. Thông qua đó đó giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh lý sau khi điều trị. Trong một số trường hợp, sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy răng. Khi này bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước khi thực hiện trám. Từ đó bảo vệ toàn bộ răng và tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Việc trám răng sâu ở giai đoạn đầu có vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời bảo vệ răng khỏi các tổn thương nghiêm trọng hơn. Bằng cách này, chức năng nhai của răng được phục hồi, giảm thiểu nguy cơ mất răng hoàn toàn. Đặc biệt khi bệnh lý sâu răng không được điều trị kịp thời.
Các phương pháp hàn trám răng sâu hiệu quả nhất hiện nay
Vừa rồi chúng ta đã biết răng sâu nhẹ có nên trám hay không. Lúc này chúng ta cần biết nên chọn giải pháp trám răng nào phù hợp nhất với răng. Cụ thể có những phương pháp hàn trám răng sâu hiệu quả như sau:
Trám răng sâu bằng Amalgam
Trám răng sâu bằng Amalgam là một phương pháp điều trị đã tồn tại lâu dài. Đồng thời chúng được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Vật liệu Amalgam được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều kim loại. Ví dụ như thủy ngân, bạc, kẽm và đồng. Với các tính chất đặc biệt, Amalgam có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao. Đặc biệt hiệu quả khi áp dụng cho trường hợp răng sâu với lỗ lớn hoặc sâu nặng. Tuy nhiên, vật liệu này có màu sắc bạc dễ nhận thấy. Vì vậy thường được lựa chọn để trám những răng ở vị trí khuất trong hàm. Từ đó tránh gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thủy ngân có trong Amalgam có thể gây ra các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài. Chính vì vậy, các chuyên gia nha khoa hiện nay khuyến nghị hạn chế sử dụng vật liệu này. Đồng thời nên thay thế bằng các phương án an toàn hơn.
Trám răng sâu bằng Composite
Composite là một vật liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật trám răng sâu. Composite có đặc điểm nổi bật là màu sắc trắng ngà. Đây là màu sắc gần giống với màu sắc tự nhiên của men răng. Từ đó tạo ra vết trám hài hòa và không làm mất đi tính thẩm mỹ của nụ cười. Với ưu điểm này, Composite trở thành lựa chọn lý tưởng nhất. Đặc biệt cho những bệnh nhân quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ.
Ngoài ra, Composite không chứa thủy ngân. Thông qua đó loại bỏ những nguy cơ sức khỏe liên quan các chất độc hại. Đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Độ bền và khả năng chịu lực của Composite không vượt trội bằng Amalgam. Tuy nhiên với trường hợp sâu răng mức nhẹ hoặc vừa phải, Composite vẫn là lựa chọn tối ưu. Tất cả nhờ vào chất lượng cao, khả năng chịu lực và độ mài mòn tốt. Hơn nữa, vật liệu này cũng giúp giảm thiểu tình trạng kích ứng cho bệnh nhân. Cùng với đó là nó có tuổi thọ khá lâu dài.
Trám răng sâu lỗ to với Inlay – Onlay
Inlay và Onlay là vật liệu trám cao cấp được sử dụng cho trường hợp răng sâu lỗ lớn. So với các phương pháp trám khác, Inlay và Onlay được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Chúng có màu sắc và hình dáng giống với men răng tự nhiên. Inlay và Onlay được chế tạo chính xác từ men sứ. Thông qua đó giúp tái tạo hình dáng và chức năng răng một cách hoàn hảo. Sự tinh tế trong điều chỉnh màu sắc và hình dạng mang lại kết quả tự nhiên và đẹp mắt. Đồng thời tăng cường sự tự tin cho nụ cười của bệnh nhân.
Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp trám răng với Inlay và Onlay là không cần mài quá nhiều cấu trúc răng tự nhiên. Từ đó giúp bảo vệ răng gốc khỏi những tổn thương không cần thiết. Đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, như đã nói nó có nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và chất lượng. Vì thế giá thành của việc trám răng bằng Inlay và Onlay có thể cao hơn. Đặc biệt khi so với các phương pháp trám khác.
Các phương pháp điều trị sâu răng nhẹ hiệu quả khác
Vừa rồi chúng ta đã biết răng sâu nhẹ có nên trám không và nên chọn phương pháp nào khác. Tuy nhiên, một số người có thể không chịu được cảm giác khó chịu khi trám răng. Lúc này, bạn có thể tham khảo những phương pháp sau
Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau
- Hiện nay một số trường hợp sâu răng gây ê buốt hoặc viêm nhẹ. Khi đó bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau tạm thời. Ví dụ như Aspirin, Ibuprofen hoặc Paracetamol để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số nhóm vitamin quan trọng như A, B2, B3 và C. Những Vitamin này có thể hỗ trợ quá trình phục hồi mô răng. Đồng thời tăng cường sức khỏe nướu.
- Việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà. Thông qua đó tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn.
Điều trị sâu răng nhẹ bằng Fluoride
Fluoride là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường độ cứng của men răng. Nó hỗ trợ quá trình tái khoáng hóa và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với các trường hợp sâu răng nhẹ. Lúc này răng mới xuất hiện các đốm trắng hoặc tổn thương chưa quá nghiêm trọng.
Các cách sử dụng Fluoride trong điều trị sâu răng:
- Bác sĩ sẽ sử dụng gel hoặc vecni Fluoride để phủ lên vùng răng bị tổn thương. Thông qua đó giúp men răng hấp thụ khoáng chất. Đồng thời phục hồi cấu trúc răng.
- Bệnh nhân có thể súc miệng bằng dung dịch chứa Fluoride. Sau đó đặt vào khay và giữ trong miệng trong vài phút. Từ đó tăng cường khả năng hấp thụ khoáng chất.
Xem thêm:
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc răng sâu nhẹ có nên trám không. Cùng với đó là các phương pháp trám răng và điều trị hiệu quả sâu răng nhẹ. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh