Tủy răng là một trong những bộ phận quan trọng trong cấu trúc của răng. Bộ phận này có nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác của răng. Tuy nhiên, có một số trường hợp răng bị hư nặng phải lấy tủy răng. Với một bộ phận quan trọng như vậy thì nhiều người vô cùng lo lắng khi thực hiện. Vậy việc lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp và tìm hiểu các bí quyết lấy tủy răng an toàn trong bài viết này
Lấy tủy răng là gì?
Trước khi tìm hiểu lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không thì cần biết lấy tủy răng là gì. Tủy răng là một mô liên kết sống nằm ở trung tâm của răng. Chúng bao quanh bởi các lớp mô cứng như men răng và ngà răng. Tủy răng chứa một hệ thống mạch máu dày đặc cùng các dây thần kinh. Vì thế đóng vai trò quan trọng trong việc cảm nhận các tác động. Đồng thời phản ứng với các tác động từ bên ngoài như nhiệt độ (nóng, lạnh) và cơn đau. Chức năng này giúp duy trì sự sống cho răng và đảm bảo sức khỏe lâu dài của nó.
Ngoài ra, tủy răng cũng có vai trò trong việc nuôi dưỡng các mô bên ngoà. Từ đó giữ cho răng khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Việc lấy tủy răng là quá trình loại bỏ phần tủy răng bị nhiễm khuẩn hoặc viêm. Tủy răng bị hư do các nguyên nhân như sâu răng, chấn thương khiến răng bị gãy và lộ tủy. Hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến tủy. Khi tủy bị viêm nhiễm hoặc chết, việc loại bỏ tủy răng là cần thiết để ngừng quá trình viêm nhiễm. Đồng thời bảo vệ răng khỏi sự lây lan vi khuẩn sang các khu vực xung quanh.
Việc làm sạch tủy và nạo bỏ tủy chết giúp bảo tồn răng tự nhiên. Thông qua đó ngăn ngừa sự mất răng. Đồng thời giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận. Từ đó giúp duy trì cấu trúc răng miệng khỏe mạnh và ổn định.
Khi nào cần thực hiện lấy tủy răng?
Một yếu tố ảnh hưởng không kém đến việc lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không thì cần biết khi nào cần thực hiện lấy tủy răng. Điều trị tủy răng là phương pháp nha khoa được bác sĩ chỉ định. Thông qua đó loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm. Đồng thời bảo tồn cấu trúc răng thật và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những trường hợp phổ biến cần can thiệp điều trị tủy:
- Sâu răng tiến triển đến lớp ngà răng và tủy. Từ đó gây đau nhức kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm.
- Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội, không tự thuyên giảm khi ngừng ăn uống.
- Răng bị vỡ, mẻ diện rộng do chấn thương hoặc ăn nhai mạnh, làm lộ tủy răng.
- Người bệnh có cảm giác ê buốt răng kéo dài. Đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá ngọt.
- Cơn ê buốt không dứt ngay mà kéo dài nhiều giây đến vài phút. Đây có thể là dấu hiệu của viêm tủy cấp tính.
- Viêm tủy răng không được điều trị kịp thời có thể lan rộng. Nó ảnh hưởng đến xương hàm và dây thần kinh.
- Người bệnh có thể cảm thấy cơn đau nhức lan lên vùng thái dương, trán hoặc vùng tai.
- Khi nhiễm trùng lan xuống chân răng, có thể xuất hiện mụn nhọt hoặc mủ trắng ở nướu.
- Tình trạng này thường đi kèm mùi hôi miệng khó chịu. Nó sẽ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Tủy răng bị hoại tử có thể gây sưng đau vùng nướu xung quanh răng bị tổn thương.
Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không?
Như đã nói tủy răng là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng vì thế nhiều người băn khoăn rằng lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không khi thực hiện lấy tủy. Lấy tủy răng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Ngược lại, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Sau khi thực hiện, các triệu chứng đau nhức do viêm tủy được giải quyết hoàn toàn. Thông qua đó giúp bệnh nhân không còn cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể ăn uống thoải mái các món ăn nóng hoặc lạnh. Đồng thời không phải lo lắng về việc kích ứng hay đau nhức. Một lợi ích quan trọng khác là việc cải thiện tình trạng hôi miệng. Điều này do vi khuẩn gây viêm tủy răng được loại bỏ, mang lại hơi thở sạch sẽ. Tuy nhiên, một số trường hợp điều trị tủy răng tại cơ sở nha khoa thiếu uy tín. Cùng với đó bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật. Khi đó chung có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Cụ thể, tủy viêm có thể còn sót lại trong mô răng do không lấy sạch sẽ. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến các mô răng lành. Việc tủy viêm không được loại bỏ triệt để sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tái phát. Đồng thời gây đau đớn kéo dài và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nó còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Ví dụ như áp xe hoặc mất răng.
Hút tủy răng có ảnh hưởng gì không? Ảnh hưởng việc lấy
Vừa rồi chúng ta đã biết sơ qua việc lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên để làm rõ hơn hãy cùng chúng tôi phân tích các yếu tố của việc hút tủy răng tại đây
Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Một trong những lý do khiến nhiều bệnh nhân gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về răng miệng là không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời. Một số vấn đề răng miệng không được phát hiện và xử lý sớm. Lúc này chúng có thể tiến triển thành những tình trạng nghiêm trọng, đau buốt và khó chịu. Việc lấy tủy, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn các cơn đau ê buốt do viêm tủy. Đồng thời bảo vệ răng cũ khỏi tình trạng tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, điều trị tủy còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh lý. Từ đó hạn chế tối đa các biến chứng liên quan đến răng miệng.
Răng sau khi lấy tủy
Tủy răng có chức năng cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng răng, giúp răng luôn chắc khỏe. Tuy nhiên, khi tủy bị loại bỏ, mô răng sẽ mất đi dưỡng chất và trở nên yếu hơn. Vì thế cần khôi phục lại chức năng ăn nhai và ngăn ngừa răng bị nứt, mẻ. Khi đó các bác sĩ thường sẽ trám bít các hố sâu. Sau đó thực hiện mài cùi răng để bọc sứ cho răng. Việc này giúp bảo vệ răng sau khi điều trị tủy. Thông qua đó giữ cho răng ổn định và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tuổi thọ của răng sau khi đã lấy tủy sẽ bị giảm sút. Thông thường, độ bền của răng mất tủy dao động từ 15 đến 25 năm. Vì thế bạn cần duy trì tuổi thọ của răng và đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài. Khi đó bệnh nhân cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận. Đồng thời thực hiện áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.
Tình trạng đau sau khi lấy tủy
Thông thường việc điều trị tủy răng giúp giảm đau và cải thiện viêm nhiễm. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng đau nhức sau khi thực hiện thủ thuật. Nguyên nhân có thể là do quá trình điều trị không đảm bảo vệ sinh. Hoặc bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề chưa vững. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị nha khoa cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong việc đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.
Viêm tủy răng do điều trị không sạch
Việc điều trị tủy không đúng cách là tủy răng không được lấy sạch vô cùng rủi ro. Nếu để quá lâu nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng tái phát. Khi tủy viêm còn sót lại trong buồng tủy, tình trạng viêm có thể trở nên nặng hơn. Thậm chí hình thành ổ mủ trong xương hàm, ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đồng thời nó có thể lây lan sang các răng lân cận.
Điều này không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân. Nó còn khiến việc điều trị trở nên phức tạp, tốn kém. Đồng thời có thể yêu cầu các biện pháp phẫu thuật thêm. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín là yếu tố then chốt. Tại đây có bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Thông qua đó đảm bảo điều trị tủy an toàn và hiệu quả.
Cách hạn chế những ảnh hưởng xấu của việc lấy tủy răng
Khi đã nắm rõ lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không thì việc quan trọng là bạn cần hạn chế những ảnh hưởng xấu của việc lấy tủy răng. Để hạn chế những rủi ro thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Giảm đau và hạn chế sưng sau điều trị
- Sau khi điều trị tủy, răng có thể bị đau nhẹ hoặc ê buốt tạm thời. Đặc biệt trong 24 – 48 giờ đầu.
- Để giảm sưng và đau, có thể chườm lạnh bên ngoài vùng má. Thực hiên trong khoảng 10 – 15 phút/lần, lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Một số trường hợp đau nhức kéo dài hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm. Lúc này người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa. Thông qua đó được kiểm tra kịp thời.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách
- Súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày để hạn chế vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng thay vì dùng tăm.
- Nên chọn kem đánh răng chứa fluor để hỗ trợ bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
Lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý
- Tránh thực phẩm cứng, dai như kẹo cứng, đá viên, các loại hạt nguyên vỏ. Chúng có thể làm nứt, vỡ răng vừa điều trị.
- Hạn chế thức ăn quá nóng hoặc quá lạn. Răng sau điều trị tủy có thể nhạy cảm hơn bình thường.
- Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước ngọt. Từ đó ngăn ngừa sâu răng và viêm nhiễm.
- Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Chúng có thể làm suy yếu mô nướu và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Kiểm tra răng miệng định kỳ
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng răng đã điều trị.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Đồng thời duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Xem thêm:
- Răng đã lấy tủy có nên bọc sứ không? Lời giải đáp cụ thể
- Răng sâu nhẹ có nên trám không? Lời giải đáp cụ thể
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không. Cùng với đó là cách hạn chế những ảnh hưởng xấu của việc lấy tủy răng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh