Sâu răng hàm là một trong những vấn đề răng miệng rất nhiều trẻ mắc phải hiện nay. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ của trẻ. Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ rằng răng sẽ rụng đi và mọc lại sau này. Tuy nhiên, khi bị sâu răng hàm thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Vậy trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp và khám phá cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây
Răng hàm là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi liệu trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại hay không, cần phải hiểu rõ về cấu trúc và vai trò của răng hàm trong toàn bộ hệ thống răng miệng. Răng hàm là những chiếc răng mọc ở vị trí sâu trong khoang miệng. Chúng gần với hàm và có chức năng chính trong việc nhai, nghiền thức ăn.
Những chiếc răng này có mặt nhai rộng và bề mặt nhám. Nó giúp nghiền nát thức ăn thành các phần nhỏ để dễ dàng tiêu hóa. Mỗi người trưởng thành thường có tổng cộng 12 chiếc răng hàm. Bao gồm cả răng hàm trên và răng hàm dưới, phân bổ đều ở mỗi bên hàm. Đối với trẻ em, số lượng răng hàm sẽ ít hơn, bao gồm 8 chiếc răng hàm. Trong đó có cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Những chiếc răng này giúp nghiền nhỏ thức ăn. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ dưỡng chất. Việc chăm sóc răng hàm, đặc biệt là đối với trẻ em, là vô cùng quan trọng. Thông qua đó đảm bảo chức năng nhai được thực hiện hiệu quả. Đồng thời duy trì sức khỏe răng miệng lâu dài.
Răng hàm trẻ em mọc khi nào?
Răng hàm ở trẻ em mọc theo một lịch trình cụ thể. Thời gian mọc răng có thể khác nhau giữa từng trẻ. Nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và sự phát triển cá nhân. Thông thường, chiếc răng hàm đầu tiên sẽ xuất hiện trong khoảng từ 13 đến 19 tháng tuổi. Sau đó, chiếc răng hàm thứ hai sẽ mọc vào giai đoạn từ 25 đến 33 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với mỗi trẻ, thời điểm mọc răng hàm có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Điều này tùy thuộc vào cơ địa và sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng, các răng sữa sẽ dần dần rụng đi. Từ đó nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn. Quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ tiếp tục cho đến khi trẻ đạt khoảng 12 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm số 6 và số 7 ở cả hai bên của hàm trên và hàm dưới. Khi đó, trẻ sẽ có tổng cộng 28 chiếc răng vĩnh viễn.
Từ 17 đến 25 tuổi, trẻ sẽ tiếp tục mọc thêm 4 chiếc răng hàm số 8. Những chiếc răng này còn gọi là răng khôn. Việc mọc răng khôn này có thể gây ra một số vấn đề về mặt sức khỏe răng miện. Chúng thường mọc ở vị trí khó khăn và có thể gây đau. Hoặc viêm nếu không có đủ không gian trong hàm. Khi tất cả các răng hàm mọc xong, tổng số răng vĩnh viễn của trẻ sẽ đạt 32 chiếc. Những chiếc răng này phân bổ đều trên cả hai hàm.
Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?
Việc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không phụ thuộc rất nhiều vào chiếc răng bị. Chính vì thế mà có thể răng có thể mọc lại và răng không thể mọc lại. Cụ thể các trường hợp như sau:
Trường hợp răng hàm có thể mọc lại
Răng hàm ở vị trí số 4 và 5 thuộc nhóm răng sữa. Nó đóng vai trò hỗ trợ chức năng ăn nhai trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi, các răng này sẽ tự rụng. Sau đó chúng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đồng thời không cần bất kỳ can thiệp nào.
Do đó, nếu trẻ bị sâu răng ở vị trí răng số 4 hoặc 5, phụ huynh chỉ cần đưa trẻ đến nha khoa. Từ đó điều trị sâu răng triệt để, ngăn ngừa nhiễm trùng. Tất cả sẽ đảm bảo quá trình thay răng diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, một số răng sữa bị nhổ quá sớm do sâu nặng hoặc chấn thương. Lúc này răng vĩnh viễn có thể mọc chậm hơn bình thường. Từ đó gây lo lắng cho phụ huynh.
Trong trường hợp này, nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được tư vấn. Đồng thời có biện pháp can thiệp phù hợp. Thông qua đó tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng và sự phát triển của cung hàm.
Trường hợp răng không thể mọc lại
Răng hàm ở vị trí số 6, 7 và 8 là răng vĩnh viễn. Chúng mọc lên một lần duy nhất trong đời và không có khả năng tự thay thế. Đây là nhóm răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Răng này sẽ phụ trách nghiền nát thức ăn. Vì thế chúng sẽ chịu tác động của lực nhai mạnh mỗi ngày.
Răng số 6, 7 hoặc 8 bị sâu nặng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mất răng. Vì thế chúng sẽ không thể mọc lại. Đặc biệt, răng số 6 và 7 thường mọc từ rất sớm (từ 6 tuổi trở đi) nên dễ bị sâu răng. Thậm chí gây ra viêm tủy hoặc tổn thương men răng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Răng số 8 (răng khôn) mọc ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên có thể gặp các vấn đề như mọc lệch, mọc ngầm hoặc gây đau nhức. Vì thế những chiếc răng này cần được theo dõi kỹ lưỡng.
Nguyên nhân và cách điều trị sâu răng hàm ở trẻ
Vừa rồi chúng ta đã biết được trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Tuy nhiên, bệnh sâu răng khi để lâu sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng sau này. Chính vì thế việc biết được nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả. Có 2 nguyên nhân phổ biến sau:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Sau khi ăn, thức ăn thừa bám trên răng kết hợp với nước bọt sẽ tạo thành mảng bám. Đây chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Một số trẻ không được hướng dẫn chải răng đúng cách và thường xuyên. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các mảng bám này, sản sinh axit. Theo thời gian dần dần phá hủy men răng, gây ra sâu răng.
Để ngăn ngừa tình trạng này, phụ huynh cần rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng khoa học, bao gồm:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Đặc biệt là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm kết hợp kem đánh răng có fluoride. Thông qua đó giúp củng cố men răng.
- Hướng dẫn súc miệng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Từ đó loại bỏ vi khuẩn ở những khu vực khó chải.
- Thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị mòn. Việc này sẽ đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu.
Chế độ ăn uống không cân đối
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Trong đó đồ ngọt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, chocolate hay đồ ăn vặt chứa nhiều đường. Chúng sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành mảng bám trên răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công men răng.
Không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng, tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ như thừa cân, rối loạn chuyển hóa đường trong máu và suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, cha mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của trẻ. Trong đó phụ huynh cần lưu ý:
- Kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ưu tiên thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau xanh và sữa ít đường.
- Không nên cho trẻ ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ. Khi ngủ, tuyến nước bọt hoạt động chậm hơn, vi khuẩn dễ dàng tấn công men răng.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước sau khi ăn. Từ đó giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.
Xem thêm:
- Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của trẻ diễn ra như thế nào?
- Trẻ em thay những răng nào? Vệ sinh như thế nào?
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không. Cùng với đó là nguyên nhân và cách phòng ngưa hiệu quả bệnh này. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh