Chảy máu chân răng là vấn đề rất nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên, họ chủ quan vì nghĩ rằng vấn đề này nhẹ nhàng và hết theo thời gian. Thực tế, tình trạng này nếu để thường xuyên có thể dẫn đến viêm nha chu. Thậm chí, nó có thể dẫn đến viêm nha chu và phá hủy cấu trúc lợi và răng miệng. Chính vì thế, việc nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị là rất cần thiết. Trong bài viết này, Nha khoa DrGreen xin chia sẻ chi tiết những nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Chảy máu chân răng khi đánh răng là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng thì cần biết về bệnh này. Chảy máu chân răng khi đánh răng là một hiện tượng xảy ra khi có sự rỉ máu từ nướu hoặc khe răng. Bệnh thường xuất hiện do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Chẳng hạn như việc sử dụng bàn chải quá cứng. Phổ biến hơn là kỹ thuật đánh răng không hợp lý. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến nướu. Chẳng hạn như viêm nướu hay viêm nha chu. Hoặc là biểu hiện của vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, một số người để tình trạng chảy máu xảy ra thường xuyên đánh răng. Điều này có thể báo hiệu sự hiện diện của các bệnh lý về nướu và răng. Lúc này bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa. Thông qua đó được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Việc kiểm tra định kỳ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng. Việc này đóng vai trò lớn nhất trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ chảy máu chân răng khi đánh răng là hiện tượng nhẹ. Vì thế họ thường bỏ qua và nghĩ rằng nó sẽ hết sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều người để quá lâu dẫn đến thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu tại đây. Chảy máu chân răng đôi khi chỉ xảy ra với tần suất thấp và không thường xuyên. Trong trường hợp này, bệnh này có thể không nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên,một số người để tình trạng chảy máu nướu xảy ra thường xuyên. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu khi ăn nhai. Nó còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm nướu, viêm nha chu. Thậm chí các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến hệ thống tuần hoàn và toàn thân.
Khi triệu chứng này tái diễn thường xuyên, bạn nên chủ động thăm khám ngay. Bạn hãy chọn thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín. Thông qua đó được bác sĩ kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng. Đặc biệt là biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Nguyên nhân gây ra thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Chảy máu chân răng do viêm nướu (viêm lợi)
Viêm nướu hay viêm lợi là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Bệnh lý này thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Ví dụ như việc sử dụng bàn chải quá cứng hoặc không thay đổi bàn chải định kỳ. Từ đó dẫn đến vi khuẩn và mảng bám tích tụ trên bề mặt răng và nướu.
Một thói quen không tốt khác là dùng tăm xỉa răng thay cho chỉ nha khoa. Điều này khiến thức ăn không được làm sạch hoàn toàn, vẫn còn sót lại ở kẽ răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nướu. Khi viêm nướu trở nên nghiêm trọng, hiện tượng chảy máu chân răng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Đặc biệt là trong quá trình đánh răng hoặc khi ăn uống.
Mắc phải các bệnh về răng và quanh răng
Ngoài viêm nướu bạn có thể mắc một số bệnh lý khác về răng và các mô. Ví dụ như đau răng, sâu răng, viêm nha chu, và nhiễm trùng chân răng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Những bệnh lý này làm tổn thương các mô mềm và mô cứng trong miệng. Từ đó khiến nướu dễ bị kích ứng và chảy máu khi có tác động. Ví dụ như khi dùng bàn chải đánh răng.
Ngoài ra, các vấn đề về sự phát triển của răng miệng cũng xảy ra phổ biến. Chẳng hạn như răng mọc sai vị trí hoặc mọc lệch. Chúng cũng gây ra khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Khi răng mọc lệch, thức ăn dễ mắc lại ở các kẽ răng. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu. Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải quá cứng cũng nguy hiểm. Ngoài ra, đánh răng quá mạnh cũng có thể làm tổn thương nướu. Từ đó dẫn đến tình trạng nướu dễ bị viêm và chảy máu.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống thiếu cân đối cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn cứng hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng không hề tốt. Nó có thể dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Trong đó quan trọng nhất bao gồm vitamin C.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của nướu. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin này, nướu sẽ trở nên dễ bị tổn thương. Từ đó sẽ khiến bạn dễ chảy máu hơn khi có tác động từ việc đánh răng. Việc đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết. Từ đó duy trì sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng do bị áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên trong răng. Từ đó dẫn đến sự hình thành mủ và gây viêm. Khi bị áp xe răng, người bệnh thường trải qua cơn đau liên tục và dữ dội. Đặc biệt là khi tác động vào khu vực bị nhiễm trùng. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài ra là sốt, sưng mặt và cảm giác khó chịu, cứng hàm.
Nếu tình trạng áp xe răng phát triển nặng, sưng tấy có thể lan rộng. Thậm chí là lan sang các vùng xung quanh, bao gồm cả khuôn mặt. Điều này báo hiệu mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Áp xe răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nó còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng là một triệu chứng thường gặp trong giai đoạn thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ sẽ có thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là progesterone. Thông qua đó làm tăng lưu lượng máu đến nướu. Từ đó khiến nướu trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn.
Điều này có thể làm tình trạng chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt khi cả người mẹ có vệ sinh răng miệng đúng cách. Thông thường chảy máu thường do yếu tố bệnh lý hoặc vệ sinh kém. Tuy nhiên sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ là một nguyên nhân cần được lưu ý. Đồng thời phải luôn theo dõi để có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Sử dụng một số thuốc trong điều trị bệnh
Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng cũng là một hiện tượng phổ biến ở những người đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh mãn tính. Một số thuốc điều trị bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nướu. Ví dụ như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị đột qu. Cùng với đó là các loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư,
Các loại thuốc này có tác dụng làm loãng máu. Chúng sẽ làm giảm khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi vệ sinh răng miệng. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tình trạng chảy máu này. Thông qua đó điều chỉnh thích hợp trong việc chăm sóc răng miệng và điều trị.
Bàn chải đánh răng thô cứng
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến chảy máu chân răng là do sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng. Bàn chải thô cứng có thể gây áp lực mạnh lên nướu khi đánh răng. Từ đó dẫn đến tổn thương và viêm nướu, làm cho nướu dễ bị chảy máu. Do đó, bạn nên chuyển sang loại bàn chải mềm mại hơn. Đặc biệt khi bạn đang sử dụng bàn chải đánh răng loại cứng. Bàn chải mềm sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả mà không gây hại cho nướu.
Quan trọng nhất, hãy lựa chọn bàn chải với lông mềm và có đầu lông mềm mại. Chúng sẽ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm ái, giảm thiểu tổn thương cho nướu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên đánh răng quá mạnh. Việc làm này không chỉ làm tổn thương nướu. Nó còn gây ra tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên.
Cách chữa trị việc thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Đánh răng đúng cách và sạch sẽ
Đánh răng đúng cách là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Trong đó bao gồm buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi chải răng, hãy sử dụng bàn chải có lông mềm và di chuyển theo chiều dọc. Thực hiện từ trên xuống dưới và ngược lại. Đồng thời kết hợp với các động tác xoay tròn nhẹ nhàng.
Điều này giúp làm sạch mảng bám mà không gây tổn thương cho nướu. Tránh chải răng quá mạnh, vì lực tác động mạnh có thể làm tổn thương nướu. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm hoặc chảy máu. Việc sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại và kỹ thuật đúng rất quan trọng. Nó sẽ bảo vệ nướu và giúp răng miệng luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Sử dụng nước muối để súc miệng
Sử dụng nước muối để súc miệng là biện pháp đơn giản giảm thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Tuy nhiên hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm nhiễm trong khoang miệng. Muối có tính khử trùng, kháng viêm mạnh mẽ. Thông qua đó giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm dịu cơn đau.
Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà vô cùng tiện lợi và đơn giản. Bạn hãy thực hiện bằng cách hòa tan một lượng muối vừa phải trong nước ấm. Hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn. Điều này không chỉ giúp làm sạch vi khuẩn gây hại. Nó còn giúp giảm nguy cơ viêm nướu và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Từ đó mang lại cảm giác dễ chịu và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Sử dụng tinh dầu bạc hà massage
Tinh dầu bạc hà có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Thông qua đó làm dịu tình trạng chảy máu chân răng do sưng nướu. Đồng thời tinh dầu còn mang lại hương thơm dễ chịu cho khoang miệng. Tinh dầu bạc hà còn có khả năng giảm đau và làm sạch miệng. Thông qua đó loại bỏ mùi hôi khó chịu.
Để sử dụng, bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà lên vị trí tổn thương. Dau đó massage nhẹ nhàng để tinh dầu thấm đều vào vùng bị viêm. Áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày 2 lần. Từ đó đạt hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện tình trạng viêm nướu. Đồng thời giảm việc thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Thông qua đó hỗ trợ sự phát triển bền vững của răng miệng. Các thực phẩm giàu Canxi thường xuất phát chủ yếu từ sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra là cá mòi, cá hồi, hạnh nhân, các loại đậu và rau lá xanh. Chúng là những lựa chọn tuyệt vời để bổ sung canxi vào chế độ ăn hàng ngày.
Việc bổ sung đầy đủ canxi không chỉ giúp răng chắc khỏe. Nó còn giúp phục hồi nướu, đặc biệt là trong các khu vực có vi khuẩn tích tụ. Điều này giúp làm giảm tình trạng sưng tấy, đỏ. Thông qua đó hạn chế thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Từ đó mang lại hiệu quả cải thiện rõ rệt trong việc bảo vệ. Đồng thời hỗ trợ chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Hạn chế căng thẳng khi sinh hoạt
Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Nó còn là một yếu tố góp phần làm gia tăng tình trạng chảy máu chân răng. Khi cơ thể chịu áp lực kéo dài, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu. Từ đó dẫn đến các vấn đề viêm nhiễm trong miệng. Trong đó bao gồm viêm nướu và thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Vì vậy, việc quản lý căng thẳng là rất quan trọng. Thông qua đó duy trì sức khỏe răng miệng.
Bạn có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga. Hoặc các bài tập thở sâu để giúp giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, việc duy trì một thái độ sống tích cực cúng đóng vai trò không kém. Bạn nên tìm cách giải quyết các yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống. Từ đó hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tổng thể và sức khỏe răng miệng.
Tránh xa thói quen hút thuốc lá
Một trong những thói quen xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng là hút thuốc lá. Thói quen này không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe tổng thể. Nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng. Trong đó bao gồm viêm nướu, viêm nha chu, và chảy máu chân răng. Hút thuốc làm giảm khả năng tuần hoàn máu đến nướu. Từ đó làm suy yếu khả năng phục hồi của mô nướu. Thông qua đó tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, thuốc lá còn làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn tấn công. Ngừng hút thuốc không chỉ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Nó còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng. Ví dụ như ung thư miệng và các bệnh lý răng miệng khác. Việc từ bỏ thuốc lá sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Đặc biệt cho cả sức khỏe chung và sức khỏe răng miệng.
Cách phòng tránh việc thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách và nhẹ nhàng
Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày là yếu tố quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn. Cùng với đó là mảng bám và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa. Để đảm bảo hiệu quả, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chải răng hai lần mỗi ngày. Một lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu và men răng.
- Chải răng nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật. Đảm bảo làm sạch toàn bộ các bề mặt răng, bao gồm:
- Mặt ngoài của răng (phần tiếp xúc với môi và má).
- Mặt trong của răng (phần tiếp xúc với lưỡi và vòm miệng).
- Mặt nhai của răng (bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thức ăn).
- Đánh răng trong ít nhất 2 phút. Từ đó đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn.
- Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 – 6 tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn. Từ đó tránh vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm nướu.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor. Từ đó giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng.
- Nếu có răng nhạy cảm, hãy chọn kem đánh răng chuyên dụng giúp giảm ê buốt.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng sát khuẩn sau khi đánh răng. Từ đó giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời bảo vệ nướu và họng khỏi vi khuẩn gây bệnh.
- Không nên lạm dụng nước súc miệng có chứa cồn. Chúng có thể gây khô miệng và kích ứng nướu.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ răng miệng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe răng miệng. Thông qua đó giúp bạn hạn chế thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Để giữ răng khỏe mạnh, cần duy trì chế độ ăn uống cân đối:
- Bổ sung Canxi có trong sữa, phô mai, sữa chua giúp men răng chắc khỏe.
- Bổ sung Vitamin C có trong cam, quýt, dâu tây giúp tăng cường sức khỏe nướu.
- Bổ sung Vitamin D có trong cá hồi, trứng, sữa hỗ trợ quá trình hấp thu canxi tốt hơn.
- Hạn chế bánh kẹo, nước có gas, socola. Đường trong các thực phẩm này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
- Hạn chế đồ ăn quá cứng hoặc quá dai. Chúng có thể làm mòn men răng hoặc gây tổn thương răng.
- Hạn chế các thực phẩm có phẩm màu như cà phê, trà, nước ngọt có màu. Những loại này có thể làm răng xỉn màu.
Hình thành thói quen sử dụng chỉ nha khoa và khám nha khoa định kỳ
- Hãy sử đụng chỉ nha khoa giúp làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể tiếp cận được.
- Tránh sử dụng tăm xỉa răng, vì có thể gây tổn thương nướu và làm thưa kẽ răng.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu.
- Thực hiện làm sạch cao răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu. Đồng thời giảm nguy cơ viêm nhiễm và hơi thở có mùi.
Xem thêm:
- Chảy máu chân răng sau khi lấy cao răng do đâu? Cách điều trị
- 3 tháng không thay bàn chải đánh răng có sao không?
Trên đây là những điều cần biết về việc thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Cùng với đó là các cách khắc phục hiệu quả và phòng tránh tái phát. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh