Răng cối là một trong những chiếc răng quan trọng với hàm răng của bất kì ai. Đây là những chiếc răng mọc bên trong cung hàm, giữ vai trò nhai và cắn xé thức ăn. Tuy nhiên, với một số người họ băn khoăn rằng chúng có thay thế được không. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của trẻ. Hiểu được điều này, Nha khoa DrGreen sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc răng cối có thay không trong bài viết này. Cùng với đó là cách chăm sóc răng cối hiệu quả
Răng cối là răng gì?
Trước khi tìm hiểu răng cối có thay không thì cần biết răng cối là răng gì. Răng cối, hay còn gọi là răng hàm, là những chiếc răng nằm ở phía trong cùng của cung hàm. Chúng thường mọc sau các răng cửa và răng nanh. Chức năng chính của răng cối là nhai và nghiền nát thức ăn. Thông qua đó quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời, răng cối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cấu trúc xương hàm. Từ đó duy trì sự ổn định và chức năng của hàm dưới và hàm trên.
Một người trưởng thành thông thường sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng hàm. Chúng được phân bố đều ở các vị trí từ răng số 4 đến răng số 8 trong cung hàm. Tuy nhiên, trong số này, hai chiếc răng số 6 và số 7 là rất đặc biệt. Vì thế những chiếc răng nayf cần được quan tâm đặc biệt. Đây là những chiếc răng vĩnh viễn. Chúng không thể thay thế bởi bất kỳ chiếc răng nào khác
Răng cối lớn có cấu trúc gồm phần thân răng và phần chân răng. Phần thân răng là bộ phận có thể quan sát được, nằm trên bề mặt của cung hàm. Đồng thời tiếp xúc trực tiếp với thức ăn trong quá trình nhai. Phần chân răng nằm ẩn dưới nướu, gắn chặt vào xương hàm. Thông qua đó giúp cố định răng vững chắc. Số lượng chân răng của mỗi chiếc răng hàm có thể dao động từ 2 đến 4. Tất cả tùy thuộc vào vị trí mọc của từng chiếc răng.
Răng cối nhỏ là gì?
Vừa rồi chúng ta đã biết răng cối lớn là gì. Tuy nhiên, để biết được việc răng cối có thay không thì cần biết răng cối nhỏ là gì. Răng cối nhỏ (răng tiền cối) là những chiếc răng hàm nhỏ ở khu vực giữa răng nanh và răng hàm lớn trong cung hàm. Cụ thể, chúng được đánh số là răng số 4 và số 5. Vì thế chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai của con người. Vị trí đặc biệt của răng tiền cối, nằm ngay sau răng nanh. Thông qua đó chúng có một cấu trúc và chức năng riêng biệt. Những chiếc răng này kết hợp giữa đặc điểm của nhóm răng trước và nhóm răng sau.
Chức năng chính của răng tiền cối là hỗ trợ răng nanh trong việc cắn xé thức ăn. Răng cối có mặt nhai hơi phẳng và các rãnh nông. Chúng giúp cắt và xé thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời bổ sung khả năng cắn xé mà răng nanh đảm nhận. Ngoài ra răng tiền cối cũng hỗ trợ răng hàm lớn trong việc nghiền nát thức ăn. Thông qua đó quá trình nhai thức ăn diễn ra một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp chuyển hóa thức ăn thành dạng dễ tiêu hóa. Răng cối nhỏ số 4 nằm ở vị trí khá gần nướu và có thể lộ ra khi cười. Vì thế chúng có ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nụ cười.
Đặc điểm của răng cối nhỏ và răng cối lớn là gì?
Đặc điểm của răng cối lớn
Răng cối lớn (răng hàm lớn) đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai. Đồng thời nghiền nát thức ăn và duy trì cấu trúc cân bằng của khớp cắn. Đặc điểm cấu tạo của răng cối lớn hàm trên và hàm dưới có sự khác biệt rõ rệt. Bao gồm cấu trúc hình dạng, số lượng chân răng và cấu trúc múi răng. Cụ thể như sau:
Răng cối lớn hàm trên
- Thông thường, răng cối lớn hàm trên có ba chân răng. Trong đó bao gồm chân gần ngoài và chân xa ngoài. Ngoài ra là chân trong duy nhất nằm về phía khẩu cái
- Thường có 4 múi răng chính. Trong đó ba múi lớn nằm ở mặt ngoài và một múi nhỏ hơn ở phía trong
- Múi gần trong và múi xa ngoài có gờ tam giác nối với nhau. Chúng tạo thành gờ chéo, giúp tăng khả năng chịu lực nhai.
- Múi gần ngoài có kích thước lớn nhất, giúp tăng cường khả năng nghiền thức ăn.
- Múi xa ngoài nhỏ hơn múi gần ngoài nhưng vẫn đảm bảo chức năng nhai hiệu quả.
- Múi xa trong có kích thước rất nhỏ. Thậm chí đôi khi không tồn tại ở một số răng cối lớn hàm trên.
Răng cối lớn hàm dưới
- Răng cối lớn hàm dưới thường có hai chân răng chính. Đó là chân phía trước và chân phia sau
- Thông thường có bốn múi lớn và một múi nhỏ. Cụ thể gồm hai múi ngoài và hai múi trong
- Một múi nhỏ nằm giữa bốn múi lớn, đôi khi không rõ ràng.
- Kích thước múi gần – xa lớn hơn kích thước ngoài – trong. Từ đó tạo nên hình dáng đặc trưng của răng cối lớn hàm dưới.
- Hai múi lớn phía trong có kích thước tương đương nhau. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền thức ăn.
- Hai múi lớn phía ngoài cũng có kích thước gần bằng nhau. Thông qua đó giúp duy trì sự cân bằng trong chức năng nhai.
Đặc điểm của răng cối nhỏ
Răng cối nhỏ (răng tiền hàm) đóng vai trò quan trọng trong quá trình cắt nhỏ. Đồng thời hỗ trợ nghiền nát thức ăn trước khi chuyển đến răng cối lớn. Chúng nằm giữa răng nanh và răng hàm lớn. Những chiếc răng này có chức năng hỗ trợ nhai và phân phối lực nhai trên cung hàm. Dưới đây là đặc điểm chi tiết của răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới. Từ đó giúp phân biệt hai nhóm răng này trong cấu trúc hàm răng vĩnh viễn.
Răng cối nhỏ hàm trên
- Răng cối nhỏ thứ nhất (răng số 4) và răng cối nhỏ thứ hai (răng số 5) ở hàm trên có hình dáng tương đối giống nhau. Đồng thời ít có sự khác biệt hơn so với răng cối nhỏ hàm dưới.
- Thông thường, răng cối nhỏ hàm trên có hai múi nhô cao. Chúng đều có kích thước tương đương nhau, tạo nên sự đối xứng rõ rệt.
- Răng có chiều rộng ngoài – trong lớn hơn chiều dài gần – xa. Thông qua đó tạo ra hình dáng bầu dục đặc trưng.
- Đường viền ngoài của răng hơi nghiêng nhẹ vào phía trong. Bắt đầu nghiêng điểm lồi tối đa của múi ngoài đến đỉnh múi trong. Từ đó tạo nên cấu trúc ổn định khi ăn nhai.
- Điểm lồi tối đa của thân răng thường nằm tại 1/3 giữa của thân răng. Điều này sẽ giúp xác định trục thẩm mỹ và hỗ trợ chức năng nhai hiệu quả.
Răng cối nhỏ hàm dưới
- Răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới có hình dạng giống răng nanh hơn. Điều này có múi ngoài rất phát triển.
- Răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới có hình dạng tương tự răng cối lớn thu nhỏ. Trong đó cấu trúc múi rõ ràng hơn so với răng số 4.
- Múi ngoài có kích thước lớn hơn đáng kể so với múi trong. Điều này khác biệt so với răng cối nhỏ hàm trên. Tại đây hai múi có kích thước tương đối bằng nhau.
- Ở một số trường hợp, răng cối nhỏ thứ hai có thể có hai múi trong. Thông qua đó tạo thành tổng cộng ba múi.
- Thân răng có chiều rộng ngoài – trong gần bằng chiều dài gần – xa. Từ đó tạo nên hình dáng gần với hình tròn hơn so với răng cối nhỏ hàm trên.
- Đường viền ngoài có độ nghiêng lớn hơn đáng kể so với bên trong. Nó làm cho răng có vẻ hơi nghiêng về phía lưỡi khi nhìn từ phía ngoài.
- Điểm lồi tối đa của mặt trong thường nằm ở phần ba nhai của thân răng. Thông qua đó giúp hỗ trợ tiếp xúc và cắn khít với răng đối diện.
- Rãnh giữa thường cong lồi vào trong. Tất cả tạo nên hình dáng đặc trưng giúp phân biệt răng cối nhỏ hàm trên.
Răng cối có thay không? Răng cối sữa có thay được không?
Răng cối nhỏ có thay được không?
Mỗi hàm răng của con người bao gồm 4 chiếc răng cối nhỏ. Chúng được phân bổ đều ở hai bên của cung hàm, với mỗi bên có hai chiếc răng cối nhỏ. Các răng này được đánh số là răng số 4 và răng số 5. Đồng thời ngay sau răng nanh trong cung hàm. Do đó, tổng cộng một người sẽ có 8 chiếc răng cối nhỏ. Những chiếc răng này có chức năng quan trọng trong việc cắn xé thức ăn. Thông qua đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách chia nhỏ thức ăn. Tất cả thực hiện trước khi tiếp tục nhai bởi các răng hàm lớn.
Lúc này nhiều người sẽ thắc mắc rằng răng cối có thay không với loại răng cối nhỏ này. Răng cối nhỏ thường bắt đầu mọc hoàn chỉnh khi trẻ khoảng 9 tuổi và là những chiếc răng sữa. Chúng có nhiệm vụ hỗ trợ trẻ trong quá trình nhai và ăn uống. Vì là răng sữa tạm thời nên sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn vào khoảng độ tuổi 12. Việc thay thế răng cối nhỏ sữa bằng răng cối nhỏ vĩnh viễn đánh dấu sự phát triển răng miệng ở trẻ. Đồng thời giúp duy trì chức năng nhai trong suốt quá trình trưởng thành.
Răng cối lớn có thay được không?
Với răng cối lớn thì câu chuyện răng cối có thay không là câu chuyện hoàn toàn khác. Răng cối lớn là những chiếc răng có mặt nhai rộng nhất trong tất cả các loại răng. Chúng có cấu trúc rất vững chắc và được đánh số lần là răng số 6, số 7 và số 8. Tổng cộng, một người trưởng thành sẽ có 12 chiếc răng cối lớn. Chúng được phân bổ đều ở cả hai bên của cung hàm. Từ đó thực hiện chức năng nhai và nghiền nát thức ăn một cách hiệu quả.
Răng cối lớn số 6 thường bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tuổi. Răng này sẽ đánh dấu sự phát triển trong quá trình thay răng sữa và xuất hiện răng vĩnh viễn. Tiếp theo, răng cối lớn số 7 sẽ mọc vào độ tuổi khoảng 12. Thông qua đó hoàn tất sự phát triển của nhóm răng hàm trong cùng. Cả răng cối lớn số 6 và số 7 đều là những chiếc răng vĩnh viễn. Vì thế chúng chỉ mọc một lần duy nhất trong suốt cuộc đời. Đồng thời không thay thế bởi răng khác khi bị tổn thương hoặc mất đi.
Răng cối lớn số 8, hay còn gọi là răng khôn, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, thời gian mọc răng khôn có sự khác biệt lớn giữa các cá nhân. Đồng thời chúng có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó bao gồm di truyền và cơ địa của mỗi người. Một số người có thể không mọc răng khôn. Hoặc chúng có thể mọc lệch hoặc gây đau đớn,
Răng cối sữa có thay không?
Với nhiều bậc cha mẹ răng cối sữa có thay không là thắc mắc khi chăm sóc răng miệng cho trẻ. Các răng cối sữa sẽ tự rụng khi trẻ đủ tuổi . Thông qua đó nhường chỗ cho các răng vĩnh viễn mới mọc. Quá trình thay răng cối sữa thường diễn ra khi trẻ từ 10 đến 12 tuổi. Tại đây sự thay thế chủ yếu xảy ra ở răng hàm lớn số 1 và số 2. Đồng thời nó sẽ diễn ra ở cả hàm trên và hàm dưới. Sáu khi rụng, chúng sẽ được thay thế bởi các răng vĩnh viễn. Cha mẹ cần lưu ý rằng không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển răng vĩnh viễn của trẻ.
Răng hàm lớn số 3 không trải qua quá trình thay thế răng sữa như các loại răng khác. Răng này thường mọc muộn nhất trong bộ răng của trẻ, thường vào độ tuổi từ 13 trở lên. Răng hàm số 3 vĩnh viễn có cấu trúc chắc chắn và độ bền cao. Thông qua đó giúp trẻ thực hiện chức năng nhai hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số người không chăm sóc và vệ sinh răng đúng cách. Lúc này những chiếc răng này có thể gặp phải các vấn đề như sâu răng hoặc tổn thương. Thậm chí dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Cách chăm sóc răng cối sạch sẽ và hiệu quả
Vừa rồi chúng ta đã biết răng cối có thay không. Lúc này, việc chăm sóc răng cối cần được tiến hành cẩn thận và hiệu quả. Vậy cần chăm sóc răng cối cho trẻ thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại đây
Chải răng đều đặn
Để duy trì sức khỏe răng miệng tối ưu, bạn nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Việc sử dụng bàn chải răng mềm kết hợp với kem đánh răng có chứa fluoride là rất quan trọng. Fluoride giúp tăng cường bảo vệ men răng và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám. Khi chải răng, hãy chắc chắn rằng bạn chải kỹ lưỡng. Đồng thời di chuyển bàn chải theo chuyển động hình chữ U. Thông qua đó làm sạch toàn bộ bề mặt răng. Trong đó bao gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của các răng
Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một công cụ không thể thiếu trong việc duy trì vệ sinh răng miệng. Nó giúp làm sạch những khu vực mà bàn chải không thể tiếp cận. Ví dụ như các khoảng trống giữa các răng cối. Việc sử dụng chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám. Thông qua đó ngăn ngừa tình trạng sâu răng và viêm nướu ở vùng khó chải. Đồng thời bảo vệ sức khỏe nướu và các răng cối.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng chứa các thành phần chống khuẩn. Chúng sẽ giúp làm sạch miệng và loại bỏ các vi khuẩn có hại. Đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Ví dụ như viêm nhiễm nướu và sâu răng. Nước súc miệng còn hỗ trợ làm mới hơi thở. Thông qua đó tăng cường cảm giác sạch sẽ trong miệng. Điều này sẽ giúp tiêu diệt mảng bám còn sót lại sau khi chải răng.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Hãy hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống có chứa nhiều đường và axit. Vì chúng có thể làm yếu men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thông qua đó dẫn đến sự mòn men răng và sâu răng. Ngoài ra, cần tránh tiêu thụ quá nhiều thức ăn dẻo và cứng. Những thực phẩm này có thể tạo áp lực lên các răng cối. Thậm chí gây tổn thương hoặc làm răng dễ bị nứt, gãy.
Kiểm tra định kỳ tại nha sĩ
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài, hãy đi khám nha sĩ định kỳ. Việc kiểm tra và làm sạch răng chuyên nghiệp tại nha sĩ giúp phát hiện kịp thời các vấn đề về răng cối. Ví dụ như sâu răng, viêm nướu hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng chuyên sâu, loại bỏ cao răng và mảng bám. Từ đó ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng hơn.
Xem thêm:
- Những răng sữa nào không thay? Vì sao răng không thay?
- Bé thay răng cửa lâu mọc do đâu? Giải quyết như thế nào?
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc răng cối có thay không. Cùng với đó là đặc điểm của răng cối và cách chăm sóc hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh