Nguyên nhân há miệng có tiếng kêu
5/5 - (231 bình chọn)

Bạn có bao giờ gặp tình trạng há miệng phát ra tiếng kêu lục cục? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ hàm của bạn đang có vấn đề. May mắn thay, có nhiều cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà giúp bạn giảm bớt triệu chứng và cải thiện sức khỏe hàm một cách an toàn, hiệu quả. Trong bài viết này, Nha Khoa DrGreen sẽ hướng dẫn bạn những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện để khắc phục tình trạng này mà không cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Há miệng có tiếng kêu: Nguyên nhân do đâu?

Há miệng có tiếng kêu là tình trạng khá phổ biến, thường liên quan đến rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) hoặc các vấn đề cơ học tại vùng hàm. Tiếng kêu này có thể xuất hiện khi bạn ăn uống, nói chuyện hoặc ngáp, đôi khi kèm theo cảm giác đau hoặc khó chịu. Để biết cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa hàm dưới và hộp sọ, có vai trò quan trọng trong các hoạt động nhai và nói. Khi khớp này bị tổn thương hoặc viêm, việc há miệng có thể phát ra tiếng “lục cục” hoặc “rắc rắc”. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do căng thẳng, viêm khớp hoặc đang chấn thương vùng hàm.
  • Lệch khớp cắn: Một khớp cắn không cân đối có thể gây áp lực lên khớp thái dương hàm khi nhai hoặc mở miệng, dẫn đến tình trạng há miệng có tiếng kêu. Những trường hợp bị hô, móm hoặc răng mọc lệch thường có nguy cơ cao gặp phải vấn đề này.
  • Căng cơ hàm do nghiến răng: Thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc siết chặt hàm trong lúc căng thẳng có thể khiến cơ hàm bị co cứng, ảnh hưởng đến sự linh hoạt của khớp. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể làm hao mòn sụn khớp, gây ra tiếng kêu khi mở miệng.
  • Do chấn thương, va đập: Những cú va đập mạnh vào vùng hàm, tai hoặc mặt có thể gây tổn thương đĩa sụn khớp, làm khớp di chuyển không đúng cách và phát ra tiếng khi há miệng. Điều này thường gặp ở những người bị tai nạn, chơi thể thao cường độ cao hoặc gặp chấn thương do ngã.
  • Một số thói quen xấu: Một số thói quen hàng ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể làm tổn thương khớp thái dương hàm. Ví dụ, nhai một bên quá nhiều, nhai kẹo cao su liên tục, cắn móng tay,…
Nguyên nhân há miệng có tiếng kêu
Há miệng có tiếng kêu có thể đến từ bệnh lý viêm khớp thái dương

Tình trạng khớp hàm kêu lục cục có chữa tại nhà được không?

Việc tự chữa tại nhà có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Nhưng với những nguyên nhân do bệnh lý, bạn cần được thăm khám và điều trị chuyên sâu kết hợp với các phương pháp hỗ trợ tại nhà. Nếu tình trạng này xuất phát từ thói quen xấu hoặc căng cơ hàm, bạn có thể áp dụng các cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà. Ví dụ, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, tập các bài tập thư giãn cơ hàm, chườm nóng hoặc chườm lạnh,…

Nếu tình trạng há miệng kêu lục cục đi kèm với đau nhức, khó mở miệng, khớp hàm bị cứng hoặc có dấu hiệu viêm, rất có thể bạn đang gặp các vấn đề bệnh lý như rối loạn khớp thái dương hàm,… Trong những trường hợp này, bạn cần đến nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp để kiểm tra chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, việc rèn luyện và điều chỉnh tại nhà vẫn rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Viêm khớp thái dương hàm có tự chữa tại nhà được không?
Có thể tự khắc phục tại nhà nếu tình trạng này không nặng, không gây đau đớn

Hướng dẫn cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà

Vậy tình trạng quai hàm kêu lục cục khi nhai cách khắc phục là gì? Trong phần tiếp theo, Nha Khoa DrGreen sẽ hướng dẫn bạn cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả.

Áp dụng bài tập thể dục cơ hàm

Các bài tập thể dục cơ hàm là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm tình trạng há miệng có tiếng kêu, cải thiện sự linh hoạt của khớp thái dương hàm (TMJ) và giảm căng cơ hàm. Trong đó, bài tập Isokinetic được nhiều người sử dụng, giúp ổn định khớp và giảm áp lực lên cơ hàm.

Bài tập Isokinetic giúp kiểm soát chuyển động của khớp hàm một cách có kiểm soát, tránh lực tác động mạnh làm tổn thương khớp. Bài tập này bao gồm mở đóng hàm trong 15mm, di chuyển hàm sang phải/trái 15mm. Khi hàm di chuyển có thể dùng lực ở tay nhẹ nhàng để tác động.

Cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà - Bài tập thể dục hàm
Bài tập Isokinetic giúp kiểm soát chuyển động của khớp hàm

Massage cơ hàm tại nhà

Một trong những cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà đơn giản và hiệu quả để cải thiện tình trạng này là massage cơ hàm. Việc xoa bóp đúng cách giúp thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm áp lực lên khớp hàm, từ đó giảm tiếng kêu khi mở miệng. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1 – Chuẩn bị tư thế: Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, giữ vai và cổ thư giãn. Thả lỏng cơ mặt, tránh nghiến răng hoặc siết chặt hàm khi thực hiện.
  • Bước 2 – Xác định các vị trí cần Massage: Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên vùng khớp thái dương hàm, ngay trước tai. Để xác định chính xác vị trí, bạn có thể há miệng nhẹ – nếu cảm thấy khớp di chuyển, đó là vị trí cần tập trung massage.
  • Bước 3 – Xoa bóp nhẹ khớp hàm: Dùng ngón trỏ và ngón giữa tạo áp lực nhẹ, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ trong 15 – 20 giây. Sau đó, đổi chiều ngược lại và tiếp tục massage trong 15 – 20 giây. Thực hiện với tốc độ chậm rãi, tránh tạo áp lực quá mạnh gây đau.
  • Bước 4 – Kết hợp cử động miệng: Vừa massage vừa từ từ há miệng một cách có kiểm soát. Giữ miệng mở trong 5 giây, sau đó từ từ khép lại. Lặp lại động tác này 5 – 10 lần, giúp khớp hàm hoạt động linh hoạt hơn.
Cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà - Massage cơ hàm tại nhà
Thực hiện các bài massage nhẹ nhàng để cơ hàm được thư giãn

Thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh các phương pháp tập luyện và massage, việc điều chỉnh chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực lên khớp hàm, hỗ trợ quá trình phục hồi và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Hạn chế thực phẩm cứng, dai, khó nhai: Các thực phẩm cứng và dai có thể làm tăng áp lực lên khớp hàm, khiến tình trạng há miệng có tiếng kêu trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên tránh các loại thực phẩm như thịt dai, bánh mì cứng, kẹo cứng, hạt cứng, đá lạnh hoặc các món ăn cần nhai nhiều. Đặc biệt, kẹo cao su cũng cần được hạn chế, vì việc nhai liên tục có thể khiến cơ hàm mệt mỏi và làm trầm trọng thêm vấn đề rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sự chắc khỏe của xương khớp. Bạn nên bổ sung canxi từ các nguồn như sữa, sữa chua, phô mai, hạnh nhân, cá nhỏ ăn cả xương. Bên cạnh đó, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời, trứng, cá hồi giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn, giảm nguy cơ thoái hóa khớp
  • Uống đủ nước: Bạn nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước, từ đó giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung thêm trà thảo mộc như trà gừng, trà xanh. Tránh các loại đồ uống có cồn, nước ngọt có gas hoặc cà phê quá mức, vì chúng có thể gây mất nước và làm khớp dễ bị khô cứng hơn.
Quai hàm kêu lục cục khi nhai cách khắc phục - Ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống hơp lý, nhiều rau xanh và canxi

Loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ (bruxism) là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng há miệng có tiếng kêu lục cục, căng cơ hàm và rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Thói quen này không chỉ làm tổn thương răng mà còn tạo áp lực lớn lên khớp hàm, dẫn đến đau nhức và giảm khả năng vận động của khớp. Vì vậy, cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà là thay đổi thói quen nghiến răng.

Một số cách loại bỏ thói quen nghiến răng khi đi ngủ:

  • Sử dụng máng chống nghiến răng: Máng chống nghiến răng là một dụng cụ bằng nhựa y tế, có tác dụng bảo vệ răng khỏi tác động lực khi nghiến răng trong lúc ngủ. Loại máng này giúp hấp thụ lực nhai, giảm áp lực lên khớp thái dương hàm và hạn chế tổn thương răng. Bạn có thể mua máng chống nghiến răng tiêu chuẩn tại các hiệu thuốc hoặc đặt làm máng cá nhân hóa tại nha khoa để đảm bảo vừa vặn và thoải mái nhất khi sử dụng.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Để kiểm soát tốt hơn, bạn có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như: tập yoga, thiền, hít thở sâu,….
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Tư thế ngủ không đúng có thể làm tăng áp lực lên cơ hàm và khớp thái dương hàm. Bạn nên nằm ngủ với tư thế ngửa, giúp cơ hàm thư giãn và giảm căng thẳng lên khớp thái dương hàm. Tránh nằm sấp hoặc nghiêng một bên quá lâu, vì điều này có thể khiến khớp hàm bị lệch và gây căng cơ.
  • Hạn chế chất kích thích trước khi ngủ: Các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga và thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Hãy hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại đồ uống này, đặc biệt là vào buổi tối, để giúp hệ thần kinh thư giãn và giảm khả năng nghiến răng vô thức.
Cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà - Chống nghiến răng
Có thể đặt máng chống nghiến răng tại phòng khám nha khoa

Xem thêm:

Tình trạng há miệng có tiếng kêu không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm (TMJ). Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng cách chữa há miệng có tiếng kêu tại nhà bằng các phương pháp như bài tập thư giãn cơ hàm, massage đúng cách,… Tuy nhiên, nếu bạn đã thử các phương pháp tại nhà nhưng không thấy cải thiện hoặc kèm cơn đau, hãy đến ngay Nha Khoa DrGreen để được thăm khám chuyên sâu và có phương pháp điều trị hiệu quả!

HỆ THỐNG NHA KHOA DRGREEN

  • Địa chỉ 1: 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • Địa chỉ 2: HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  • Địa chỉ 3: 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  • Địa chỉ 4: 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh
  • Hotline: 0936.996.609
  • Website: https://nhakhoadrgreen.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
  • Email: nhakhoadrgreen@gmail.com