2.6/5 - (415 bình chọn)

Một hàm răng đẹp và trắng sáng tự nhiên là mong ước của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, có một số người dù đánh răng thường xuyên nhưng răng vẫn bị vàng. Điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau bạn không nghĩ đến. Ngoài ra, việc đánh răng thường xuyên chỉ là một phần nhỏ trong quá trình chăm sóc răng miệng. Vậy tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này trong bài viết dưới đây

Răng ố vàng là gì?

Trước khi tìm hiểu tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng thì cần biết răng ố vàng là gì. Răng bị ố vàng là một vấn đề phổ biến trong chăm sóc răng miệng. Nó được đặc trưng bởi hiện tượng răng nhiễm màu. Sau dód chuyển sang sắc vàng với mức độ đậm nhạt khác nhau. Tất cả tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra sự thay đổi này. Mức độ ố vàng có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Nó có thể do các yếu tố bên ngoài hoặc sự thay đổi tự nhiên của răng theo thời gian.

Việc đánh giá tình trạng răng ố vàng cần phải được thực hiện kỹ càng. Điều này phải dựa trên màu sắc tự nhiên của răng mỗi người. Tại đây, một số người có răng tự nhiên mang sắc vàng nhạt. Chứ họ không có màu răng trắng sáng như nhiều người lầm tưởng. Tình trạng răng ố vàng không chỉ gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Điều này còn làm giảm sự tự tin trong giao tiếp. Nó còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe răng miệng tiềm ẩn

Răng ố vàng là gì?

Răng bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng răng ố vàng kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ. Từ đó làm giảm sự tự tin của người mắc phải. Nó còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Đặc biệt liên quan đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Đầu tiên phải kể đến tích tụ mảng bám màu vàng trên bề mặt răng. Nếu không được làm sạch, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ra các bệnh lý răng miệng. Ví dụ như viêm nướu, sưng nướu, chảy máu chân răng và sâu răng.

Ngoài các ảnh hưởng răng miệng, tình trạng này còn có thể tác động sức khỏe toàn thân. Vi khuẩn và viêm nhiễm từ khoang miệng có thể lan rộng. Từ đó gây ra các bệnh lý toàn thân như viêm phổi, nhiễm trùng xoang. Thậm chí các vấn đề tiêu hóa như trào ngược axit. Sự suy giảm sức khỏe răng miệng có thể liên quan đến rối loạn chức năng gan và thận. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Vì vậy, bạn cần bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như duy trì sức khỏe tổng thể. Tại đây việc loại bỏ mảng bám răng một cách định kỳ rất quan trọng. Đồng thời cần phải duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Chăm sóc răng miệng toàn diện không chỉ giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Nó còn góp phần bảo vệ sức khỏe cơ thể một cách hiệu quả.

Răng bị ố vàng có ảnh hưởng gì không?

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng?

Vừa rồi chúng ta đã biết được ảnh hưởng của răng ố vàng đến sức khỏe. Chính vì thế mà việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số người đánh răng xong răng vẫn bị vàng. Vậy tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại đây

Do di truyền

Yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Một số người màu sắc của răng bị ảnh hưởng bởi di truyền. Lúc này việc thay đổi màu sắc men răng chỉ bằn đánh răng hàng ngày là rất khó khăn. Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo phương pháp thẩm mỹ tẩy trắng răng. Thông qua đó giúp làm sáng màu răng và cải thiện độ trắng của răng. Đồng thời khôi phục lại vẻ ngoài tự nhiên của hàm răng.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Do di truyền

Hút thuốc lá nhiều

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Trong thuốc lá có chứa nicotine và nhựa. Hai thành phần này có khả năng bám vào răng và gây ra mảng bám màu vàng. Do cấu trúc răng có tính xốp, các mảng bám này sẽ dễ dàng tích tụ. Từ đó khiến răng trở nên xỉn màu và ố vàng theo thời gian. Ngoài màu sắc răng, việc hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về nướu. Thậm chí dẫn đến mất răng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Hút thuốc lá nhiều

Thực phẩm có màu

Một số loại thực phẩm và đồ uống có màu sẫm hoặc có tính axit cao. Ví dụ như cà phê, trà, nước ngọt, rượu vang đỏ và trái cây sẫm màu như nho. Chúng đều có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của răng. Những hợp chất tanin có trong những đồ uống này có khả năng bám vào bề mặt răng. Theo thời gian chúng sẽ tạo ra các hợp chất màu. Từ đó khiến răng dần chuyển sang màu ố vàng và xỉn màu. Việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm này có thể làm gia tăng mức độ ố vàng của răng.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Thực phẩm có màu

Dùng thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh chứa các thành phần sẽ gây ra việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Ví dụ như tetracycline, doxycycline, histamine và albuterol. Chúng có thể gây ra tình trạng vàng răng nếu sử dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, một số loại nước súc miệng có chứa các chất như chlorhexidine và cetylpyridinium chloride. Chúng cũng có thể làm thay đổi màu sắc của răng, khiến răng trở nên ố vàng hoặc xỉn màu. Việc sử dụng các loại thuốc này cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó tránh những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe răng miệng.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Dùng thuốc kháng sinh

Do tuổi tác

Khi tuổi tác càng cao, men răng sẽ bị mài mòn dần theo thời gian. Quá trình này làm lộ ra lớp ngà răng bên dưới, vốn có màu vàng tự nhiên. Từ đó khiến răng trở nên tối màu hơn. Ngoài ra một số người có thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hoặc tiêu thụ các thực phẩm có màu đậm. Lúc này tình trạng răng ố vàng sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. Do đó, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học và sử dụng các biện pháp bảo vệ men răng là rất cần thiết để làm chậm quá trình này.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Do tuổi tác

Đánh quá nhanh hoặc quá lâu

Việc đánh răng quá nhanh có thể khiến quá trình làm sạch không đạt hiệu quả tối ưu. Từ đó khiến thức ăn và mảng bám không được loại bỏ triệt để khỏi răng miệng. Sau một thời gian, các mảng bám này sẽ bị vôi hóa và hình thành vôi răng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng răng ố vàng. Ngược lại, nếu  đánh răng quá lâu, có thể gây tác động tiêu cực lên men răng. Thông qua đó khiến lớp men bị mài mòn. Khi lớp men bị tổn thương, phần ngà răng bên dưới sẽ lộ ra. Từ đó tạo điều kiện cho răng trở nên ngả màu vàng nhạt. Đồng thời làm mất đi vẻ trắng sáng tự nhiên.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Đánh quá nhanh hoặc quá lâu

Sử dụng bàn chải cứng

Việc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng không chỉ làm gia tăng nguy cơ tổn thương cho nướu. Nó còn khiến bề mặt răng dễ bị mài mòn theo thời gian. Từ đó gây ra việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Lông bàn chải cứng không thể len lỏi vào các kẽ răng. Từ đó không làm sạch hoàn toàn thức ăn thừa và các mảng bám. Điều này dẫn đến việc răng dễ bị ố vàng. Điều này do sự tích tụ của mảng bám không được loại bỏ sạch sẽ.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Sử dụng bàn chải cứng

Không vệ sinh lưỡi

Thông thường việc đánh răng hàng ngày là rất quan trọng. Tuy nhiên nó sẽ không thể hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. Đặc biệt bạn không vệ sinh lưỡi đúng cách. Vi khuẩn trên bề mặt lưỡi có thể di chuyển và bám vào răng. Từ đó góp phần hình thành mảng bám và dẫn đến tình trạng răng ố vàng. Vì vậy, việc làm sạch lưỡi hàng ngày rất quan trọng. Nó là một phần không thể thiếu trong quy trình vệ sinh răng miệng.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Không vệ sinh lưỡi

Đánh răng sai cách

Một số người đánh răng không đúng cách. Lúc này quá trình vệ sinh răng miệng sẽ không thể loại bỏ hết mảng bám và vi khuẩn. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Các mảng bám này có thể tích tụ theo thời gian, tạo thành vôi răng. Sau đó dẫn đến việc tại  sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Do đó, việc đánh răng đúng phương pháp là rất cần thiết. Đồng thời kết hợp các dụng cụ vệ sinh phù hợp để duy trì sức khỏe răng miệng.

Tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng? - Đánh răng sai cách

Nhiễm Fluor

Nhiễm Fluor là tình trạng khi bề mặt răng xuất hiện các vết đốm trắng đục. Từ đó gây mất thẩm mỹ và làm cho răng không đều màu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng này có thể tiến triển. Điều này sẽ khiến răng xuất hiện các vết lõm nhỏ. Sau đó bề mặt trở nên gồ ghề và dần chuyển sang màu ố vàng. Nhiễm Fluor thường xảy ra khi trẻ em tiêu thụ quá nhiều Fluor. Đặc biệt là trong giai đoạn trẻ em phát triển răng miệng.

Nhiễm Fluor

Cách đánh răng hạn chế việc tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị vàng

Vừa rồi chúng ta đã biết chúng ta đã biết được nguyên nhân gây ra việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Trong đó việc đánh răng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu. Vậy đánh răng làm sao cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại đây]

Bước 1: Chải mặt ngoài của răng

  • Đặt bàn chải nằm ngang, nghiêng một góc khoảng 45 độ so với đường viền nướu. Đây là tư thế lý tưởng giúp lông bàn chải tiếp xúc tốt với bề mặt răng và viền nướu. Đây chính là những nơi vi khuẩn và mảng bám dễ tích tụ.
  • Nhẹ nhàng di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn nhỏ hoặc lên xuống. Không chà xát mạnh để tránh tổn thương men răng và nướu. Chải lần lượt từng khu vực, mỗi lần khoảng 2 – 3 răng. Sau đó di chuyển dần sang các răng khác.
  • Chải mặt ngoài của cả hàm trên và hàm dưới. Từ đó đảm bảo tất cả các răng đều được làm sạch đồng đều.

Bước 2: Chải mặt trong của răng

  • Tương tự như mặt ngoài, bàn chải cũng được đặt nghiêng 45 độ. Thông qua đó giúp tiếp xúc tốt với bề mặt răng và viền nướu.
  • Tiếp tục sử dụng chuyển động lên xuống hoặc xoay tròn nhẹ nhàng. Từ đó làm sạch mặt trong của răng.
  • Đối với răng cửa, bạn có thể đặt bàn chải theo phương thẳng đứng. Sau đó thực hiện di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới. Thông qua đó loại bỏ vi khuẩn và mảng bám hiệu quả hơn.
  • Mặt trong của răng thường dễ bị bỏ sót. Vì vậy cần tập trung chải kỹ, đặc biệt là ở các răng hàm trong cùng.

Bước 2: Chải mặt trong của răng

Bước 3: Chải mặt nhai của răng

  • Đặt bàn chải nằm ngang song song với mặt nhai của răng.
  • Dùng lực vừa phải, di chuyển bàn chải qua lại theo chiều ngang hoặc xoay tròn. Từ đó loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt trong các rãnh nhai.
  • Mặt nhai của răng hàm là khu vực có nhiều rãnh sâu, dễ tích tụ vi khuẩn. Vì vậy cần chải kỹ hơn để phòng ngừa sâu răng.

Bước 4: Vệ sinh mặt lưỡi ngăn ngừa hôi miệng

  • Bề mặt lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và mảng bám thức ăn. Chúng có thể gây ra hơi thở có mùi và các bệnh lý răng miệng khác.
  • Dùng mặt sau của bàn chải đánh răng (nếu có thiết kế chuyên dụng). Hoặc dụng cụ cạo lưỡi để chải lưỡi từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
  • Không cần dùng lực quá mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc lưỡi.
  • Nên vệ sinh lưỡi ít nhất 1 lần/ngày. Tốt nhất là vào buổi sáng để loại bỏ vi khuẩn tích tụ qua đêm.

Bước 4: Vệ sinh mặt lưỡi ngăn ngừa hôi miệng

Các cách làm trắng răng an toàn và hiệu quả tại nhà

Khi đã biết được vì sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng thì việc tìm phương pháp làm trắng răng an toàn và hiệu quả rất quan trọng. Tại đây chúng tôi sẽ giới thiệu 3 phương pháp vô cùng dễ dàng thực hiện

Sử dụng dầu dừa

Nhiều người gặp phải tình trạng răng bị xỉn màu do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc không chăm sóc răng miệng đúng cách. Một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện màu sắc răng miệng là sử dụng dầu dừa tinh chất. Dầu dừa chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch răng miệng hiệu quả.

Bạn có thể ngậm dầu dừa trong khoảng thời gian từ 10 đến 30 phút. Từ đó giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng. Sau đó, bạn nên vệ sinh lại răng bằng kem đánh răng để đảm bảo răng miệng sạch sẽ. Việc thực hiện phương pháp này đều đặn giúp cải thiện màu sắc răng rõ rệt. Đồng thời ngăn ngừa sự hình thành mảng bám. Thông qua đó mang lại hơi thở thơm tho và sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng giấm táo

Giấm táo là một nguyên liệu tự nhiên có tính axit nhẹ. Nó giúp tẩy trắng răng một cách an toàn và hiệu quả. Để sử dụng giấm táo trong việc chăm sóc răng miệng, bạn có thể pha dễ dàng. Bạn sẽ cho 2 thìa cà phê giấm táo với khoảng 175 ml nước. Thông qua đó tạo thành hỗn hợp loãng để súc miệng. Hoặc ngậm trong vài phút trước khi đánh răng. Axit trong giấm táo có khả năng làm sạch các vết ố. Cùng với đó là làm sạch mảng bám bám trên bề mặt răng, giúp răng sáng bóng hơn. Tuy nhiên, giấm táo có tính axit. Bạn cần hạn chế sử dụng quá thường xuyên tránh làm mòn men răng.

Sử dụng giấm táo

Sử dụng vỏ cam chanh

Vỏ cam và vỏ chanh chứa nhiều axit tự nhiên cùng với các enzyme. Chúng có khả năng làm sạch và tẩy trắng răng hiệu quả. Để sử dụng phương pháp này, bạn chỉ cần rửa sạch vỏ cam hoặc vỏ chanh. Sau đó dùng chúng để chà nhẹ lên bề mặt răng mỗi ngày. Các chất trong vỏ cam, chanh sẽ giúp loại bỏ các mảng bám có màu. Từ đó giúp răng trở nên sáng hơn. Tuy nhiên, sau khi sử dụng vỏ cam, chanh, bạn cần sử dụng kem đánh răng để làm sạch lại răng. Tránh để acid tự nhiên trong vỏ trái cây ảnh hưởng lâu dài đến men răng. Việc áp dụng phương pháp này đều đặn sẽ duy trì trắng sáng tự nhiên của răng.

Sử dụng vỏ cam chanh

Cách để ngăn ngừa việc vàng răng an toàn và hiệu quả

Vừa rồi chúng ta đã biết tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Lúc này việc tuân thủ những quy định để ngăn ngừa vàng răng rất quan trọng. Cụ thể cần tuân thủ điều sau

Chải răng đúng cách và đều đặn

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có thể, hãy chải răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thực phẩm.
  • Mỗi lần chải răng kéo dài ít nhất 2 phút để làm sạch tất cả bề mặt răng. Trong đó bao gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai.
  • Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với viền nướu. Di chuyển nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để tránh làm tổn thương men răng.
  • Dùng bàn chải lông mềm để bảo vệ nướu và hạn chế mòn men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng

  • Thực hiện dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám. Cùng với đó là thức ăn thừa mắc kẹt giữa các kẽ răng – nơi bàn chải khó tiếp cận.
  • Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương nướu và làm thưa răng.
  • Chọn loại nước súc miệng có chứa fluoride để bảo vệ men răng và ngăn ngừa sâu răng.
  • Súc miệng ít nhất 30 giây để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng hiệu quả.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng

Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống gây ố vàng răng

Một số thực phẩm và đồ uống có thể làm răng bị xỉn màu theo thời gian. Vì vậy, bạn nên:

  • Hạn chế tiêu thụ nước ngọt có ga. Vì chứa axit làm mòn men răng, khiến răng dễ bị nhiễm màu hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ép trái cây đậm màu (nho, việt quất, lựu…).
  • Hạn chế tiêu thụ các loại sốt đậm màu như sốt cà chua, nước tương, tương ớt…
  • Sử dụng ống hút khi uống cà phê, trà hoặc nước ép để giảm tiếp xúc trực tiếp với răng.
  • Súc miệng với nước sạch ngay sau khi ăn hoặc uống thực phẩm có màu. Từ đó loại bỏ sắc tố bám trên bề mặt răng.

Ngừng hút thuốc lá – bảo vệ sức khỏe răng miệng

  • Nicotine và hắc ín trong thuốc lá bám vào men răng. Từ đó khiến răng nhanh chóng bị xỉn màu, vàng ố hoặc thậm chí chuyển sang màu nâu. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu, hôi miệng và ung thư miệng.
  • Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cân nhắc từ bỏ thói quen này. Tù đó bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
  • Nếu chưa thể cai thuốc ngay lập tức, hãy luôn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Đồng thời đến nha khoa kiểm tra định kỳ.

Ngừng hút thuốc lá – bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thăm khám nha khoa định kỳ

  • Khám răng ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Đồng thời làm sạch vôi răng, giúp răng luôn trắng sáng.
  • Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ mảng bám cứng đầu. Thông qua đó ngăn ngừa viêm nướu và ố vàng răng.
  • Nếu răng bị xỉn màu nặng, bạn có thể tham khảo các phương pháp làm trắng răng chuyên sâu tại nha khoa như tẩy trắng răng bằng laser, dán sứ veneer hoặc bọc răng sứ.

Xem thêm:

Trên đây là những điều cần biết về việc tại sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn vàng. Cùng với đó là hướng dẫn đánh răng đúng cách và cách điều trị hiệu quả. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới

Hotline: 0936.996.609

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen

Website: nhakhoadrgreen.vn

Hệ thống Nha khoa Dr Green:

  1. 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
  2. HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
  3. 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
  4. 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh