Khi nhắc đến trà sữa thì nhiều người sẽ nghĩ đến thức uống được ưa thích hiện nay. Tuy nhiên, khi uống nhiều trà sữa, đường bên trong sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng. Thậm chí, với những người niềng răng thì chuyện uống trà sữa là câu chuyện hoàn toàn khác. Khi uống quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến mắc cài và giảm hiệu quả niềng răng. Vậy niềng răng có uống được trà sữa không? Hãy cùng Nha khoa DrGreen giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng với đó là lưu ý khi ăn uống
Niềng răng có đau không?
Trước khi tìm hiểu niềng răng có uống được trà sữa không thì cần biết niềng răng có đau không. Quá trình niềng răng thường gây ra một số cảm giác đau nhức và không thoải mái trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần và ổn định sau vài ngày. Mức độ khó chịu có thể khác nhau tùy theo từng người. Cùng với đó là phương pháp niềng răng được áp dụng.
Sự đau nhức chủ yếu do áp lực từ việc di chuyển răng. Cùng với đó lực căng từ các dây cung, mắc cài tác động lên răng. Cảm giác này thường xảy ra trong thời gian đầu sau khi lắp mắc cài. Điều này sẽ xảy ra khi có điều chỉnh hoặc sau mỗi lần siết răng. Trong giai đoạn đầu, lưỡi và lợi có thể bị trầy xước hoặc kích ứng do tiếp xúc mắc cài và dây cung. Từ đó dẫn đến cảm giác đau rát và không thoải mái. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Lúc này miệng đã quen với việc có mắc cài và dây cung.
Nếu cảm giác đau quá mức, bạn có thể các biện pháp giảm đau và khó. Ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh hoặc chườm nóng. Đồng thời kết hợp với việc tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ. Đặc biệt, sau thời gian, cơ thể sẽ thích nghi và cảm giác đau nhức sẽ giảm đi đáng kể. Một số trường hợp đau nhức kéo dài hoặc vượt quá mức chịu đựng. Lúc này bạn nên liên hệ với bác sĩ niềng răng để được tư vấn và xử lý kịp thời.
Niềng răng có uống được trà sữa không?
Niềng răng có uống được trà sữa không là thắc mắc của rất nhiều người nghiện đồ uống này. Trà sữa là một thức uống chứa nhiều đường và chất béo. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha. Thêm vào đó, trà sữa thường đi kèm với các loại topping như thạch dai, trân châu. Những topping này được làm từ bột năng, có độ dẻo và dai vừa phải. Đối với người bình thường, các loại topping này có thể khá thú vị và hấp dẫn. Tuy nhiên với người đang niềng răng, liệu chúng có phải là lựa chọn phù hợp?
Hiện nay, chưa có khuyến cáo chính thức về việc niềng răng tuyệt đối không uống trà sữa. Tuy nhiên việc sử dụng trà sữa cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời phải được xem xét tùy thuộc vào từng giai đoạn điều trị. Cùng với đó là tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Trong 1-3 ngày đầu sau khi lắp mắc cài, răng sẽ rất đau. Lúc này sẽ có cảm giác ê buốt, căng cứng và nó sẽ khiến việc nhai trở nên khó khăn.
Các khí cụ niềng răng cũng sẽ tạo ra cảm giác cộm cấn, khó chịu vì chưa quen. Trong giai đoạn này, người niềng răng nên hạn chế ăn uống các loại thực phẩm cứng, khó nhai. Thay vào đó, ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, dễ nhai và dễ nuốt. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên tạm kiêng trà sữa và trân châu trong giai đoạn đầu điều trị. Từ đó đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và tránh gây thêm khó chịu.
Sau khi niềng bao lâu có thể uống lại được trà sữa?
Vừa rồi chúng ta đã biết được niềng răng có uống được trà sữa không thì câu trả lời là cần hạn chế. Lúc này điều nhiều người thắc mắc đó là khi nào có thể uống lại trà sữa. Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 đến 3 năm. Trong suốt thời gian này, việc kiêng hoàn toàn trà sữa không phải là yêu cầu bắt buộc. Lúc sau, bạn đã quen khí cụ niềng răng và khi sức khỏe răng miệng đã ổn định hơn. Vì thế bạn hoàn toàn có thể tiếp tục thưởng thức trà sữa như bình thường.
Tuy nhiên, khi điều trị, vẫn cần lưu ý một số yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống. Đồng thời chăm sóc răng miệng để bảo đảm hiệu quả cho việc niềng răng. Dù không cần kiêng trà sữa hoàn toàn, bạn vẫn cần hạn chế một số loại thực phẩm và đồ uống. Những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Các thành phần này có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thông qua đó dẫn đến tình trạng sâu răng. Hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, việc ăn uống không đúng cách cũng có thể làm thay đổi cấu trúc răng. Từ đó khiến cho thời gian niềng răng kéo dài hơn dự kiến hoặc thậm chí gây hỏng mắc cài. Đồng thời bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ càng. Thông qua đó bảo vệ sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng.
Những lưu ý khi uống trà sữa trong khi niềng răng
Khi đã biết được niềng răng có uống được trà sữa không thì lúc này bạn cần chú ý đến việc uống trà sữa như thế nào sao cho an toàn và phù hợp. Cụ thể, bạn cần tuân thủ những điều sau khi uống trà sữa
Lựa chọn loại trà sữa phù hợp
- Ưu tiên trà sữa ít đường, ít topping: Đường trong trà sữa làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong khi topping như trân châu, thạch dẻo dễ bám vào mắc cài, dây cung. Những điều này gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng.
- Hạn chế trà sữa có màu đậm: Các loại trà sữa chứa nhiều trà đen. Những điều này có thể làm ố màu mắc cài và dây cung. Thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong quá trình chỉnh nha.
Kiểm soát nhiệt độ khi uống
- Tránh uống trà sữa quá nóng hoặc quá lạnh: Đồ uống quá nóng có thể làm giãn nở dây cung. Từ đó ảnh hưởng đến lực siết răng. Đồ uống quá lạnh có thể làm răng nhạy cảm, gây ê buốt. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong giai đoạn đầu niềng răng.
- Nhiệt độ lý tưởng: Nên uống trà sữa ở mức ấm hoặc mát. Thông qua đó tránh kích thích răng quá mức.
Chăm sóc răng miệng sau khi uống trà sữa
- Đánh răng ngay sau khi uống: Sử dụng bàn chải lông mềm. Loại bàn chải này sẽ làm sạch răng và khí cụ niềng răng. Đồng thời ngăn ngừa mảng bám và nguy cơ sâu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước: Giúp loại bỏ các vụn thức ăn hoặc topping bám vào mắc cài và kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn: Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Thông qua đó giảm nguy cơ viêm nướu và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.
Các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi niềng
Thực phẩm nên ăn khi niềng răng
Người niềng răng nên ưu tiên món ăn mềm, lỏng, ít mảnh vụn, giàu dinh dưỡng. Từ đó tránh gây áp lực lên răng và mắc cài. Một số nhóm thực phẩm phù hợp bao gồm:
- Sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ mềm, bánh kem… cung cấp canxi. Hỗ trợ răng và xương hàm phát triển khỏe mạnh.
- Trứng luộc, bánh flan, bánh kem… chứa vitamin D. Chúng tăng cường sức khỏe răng miệng và hỗ trợ hấp thụ canxi tốt hơn.
- Bánh mì mềm không rắc hạt, bánh ngọt xốp, bánh bao, cơm, nui, bún, phở, bánh canh, mì ống… giúp dễ dàng tiêu hóa mà không ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
- Cháo, súp, bún, phở, thịt hầm, rau củ nghiền nhuyễn… giảm áp lực nhai. Hạn chế tổn thương cho răng và nướu.
- Thịt băm, thịt viên, thịt gia cầm, hải sản mềm, thịt hầm… cung cấp protein cần thiết. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng.
- Rau hấp, luộc, nghiền nhuyễn hoặc xay sinh tố… giúp dễ tiêu hóa. Đồng thời cung cấp vitamin, khoáng chất thiết yếu cho quá trình phục hồi nướu.
- Tăng cường vitamin C, vitamin D, canxi và kẽm để giúp nướu khỏe mạnh. Từ đó răng dịch chuyển nhanh hơn và hạn chế tình trạng chảy máu nướu.
- Sinh tố, nước ép trái cây, trái cây cắt nhỏ như chuối, bơ, đu đủ… giúp bổ sung vitamin. Đồng thời không gây áp lực lên răng khi nhai.
- Kem, sữa, chocolate mềm, bánh brownies, cookies mềm… có thể sử dụng. Tuy nhiên cần hạn chế đường để tránh sâu răng.
Thực phẩm cần tránh khi niềng răng
Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến mắc cài, dây cung. Thậm chí chúng có thể làm chậm quá trình điều chỉnh răng. Do đó, người niềng răng cần hạn chế những thực phẩm sau
- Các loại hạt, kẹo cứng, đá viên, bánh mì giòn… dễ làm bung mắc cài, gãy dây cung. Hoặc gây đau nhức do tác động mạnh lên răng.
- Bánh nếp, bánh dày, kẹo dẻo, kẹo cao su… có thể mắc vào khí cụ niềng răng. Từ đó gây khó khăn khi vệ sinh và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Bỏng ngô, khoai tây chiên, xôi chiên, bánh quy giòn… có thể vỡ thành mảnh nhỏ. Chúng dễ mắc vào mắc cài, gây khó vệ sinh và tổn thương nướu.
- Lẩu nóng, canh quá nóng, đá lạnh, kem lạnh… có thể gây ê buốt răng. Điều này làm nướu nhạy cảm hơn trong quá trình chỉnh nha.
Xem thêm:
- Niềng răng có chơi thể thao được không? Lời giải đáp cụ thể
- Lớn tuổi có nên niềng răng không? Lời giải đáp cụ thể
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc niềng răng có được uống trà sữa không. Cùng với đó là những lưu ý về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Nha khoa DrGreen theo thông tin bên dưới
Hotline: 0936.996.609
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
Website: nhakhoadrgreen.vn
Hệ thống Nha khoa Dr Green:
- 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh