Bị sâu kẽ răng là tình trạng răng miệng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Khi kẽ răng bị sâu, vi khuẩn tấn công vào khoảng hở giữa hai răng liền kề, tạo nên các vệt đen mất thẩm mỹ và có thể gây đau nhức khó chịu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành sâu ngà răng, sâu tủy và thậm chí dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Bài viết dưới đây, Nha Khoa DrGreen sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả!
Sâu kẽ răng là gì?
Sâu kẽ răng là tình trạng kẽ hở giữa hai răng liền kề bị vi khuẩn tấn công gây tổn thương cấu trúc răng. Vi khuẩn trong mảng bám và thức ăn thừa tích tụ tại các kẽ răng phát triển mạnh, ăn mòn lớp men răng và tạo nên các vệt đen mất thẩm mỹ.
Khi bị sâu kẽ răng, vi khuẩn sẽ dần ăn mòn cấu trúc răng, từ lớp men bên ngoài đến lớp ngà bên trong, có thể lan đến tủy răng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra các cơn đau nhức và có thể dẫn đến mất răng.

Vị trí thường gặp khi bị sâu kẽ răng
Các vị trí thường gặp khi bị kẽ răng bị sâu:
- Sâu kẽ răng cửa: Khi răng cửa bị sâu kẽ, ban đầu chỉ xuất hiện những chấm đen nhỏ tại kẽ răng, sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ bề mặt răng. Vì răng cửa nằm ở vị trí dễ quan sát nên khi bị sâu kẽ răng cửa thường khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mất tự tin khi giao tiếp.
- Sâu kẽ răng hàm: Khi kẽ răng hàm bị sâu, do vị trí răng hàm nằm sâu bên trong nên rất khó để nhận biết ở giai đoạn đầu. Nhiều người chỉ phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, lan rộng và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Dấu hiệu nhận biết khi bị sâu kẽ răng
Để phát hiện sớm khi tình trạng kẽ răng sâu, bạn cần chú ý những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện vết đen ở mặt tiếp xúc giữa các răng: Đa số các trường hợp bị sâu kẽ răng đều có các vết đen xuất hiện tại vị trí kẽ giữa hai răng liền kề. Những vết đen này có thể phát triển dần và tạo nên khoảng trống giữa hai răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Cảm giác đau nhức, ê buốt: Bạn sẽ cảm thấy đau nhức hoặc ê buốt tại vùng răng bị tổn thương. Cảm giác này thường trở nên rõ rệt hơn khi: ăn uống thực phẩm nóng lạnh, tiêu thụ đồ ngọt hoặc chua, vệ sinh răng miệng.
- Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tại vết sâu kẽ răng cùng với mảng bám và thức ăn thừa tích tụ sẽ sinh ra các khí có mùi khó chịu. Mùi hôi miệng dai dẳng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sâu kẽ răng.
- Sưng nướu và chảy máu: Ở giai đoạn nặng, vi khuẩn có thể tấn công vùng nướu gây viêm nhiễm. Nướu có thể trở nên sưng đỏ, nhạy cảm và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi có tác động nhẹ.

Các nguyên nhân gây sâu kẽ răng
Tình trạng bị sâu kẽ răng thường đến từ các nguyên nhân sau:
- Cấu trúc và sự sắp xếp răng: Những người có men răng yếu, thiếu sản men răng hoặc cấu trúc răng bất thường có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Đồng thời, những trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh, không đều cũng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu kẽ răng.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng sâu răng. Nhiều người chải răng qua loa, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng trước khi đánh răng khiến thức ăn và mảng bám tích tụ tại kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây sâu.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ bị sâu kẽ răng. Đường sẽ được chuyển hóa thành axít, tấn công lớp men răng, đặc biệt là tại các kẽ răng – nơi thức ăn dễ bị mắc kẹt.
- Các thói quen xấu trong cuộc sống: Một số thói quen như dùng răng để mở nắp chai, cắn vật cứng hoặc sử dụng tăm tre không đúng cách có thể gây tổn thương men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu kẽ răng.

Các giai đoạn khi bị sâu kẽ răng
Quá trình sâu kẽ răng được chia thành ba giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng:
- Sâu men răng: Đây là giai đoạn đầu và nhẹ nhất khi bị sâu kẽ răng. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các vệt vàng hoặc nâu nhạt tại kẽ răng. Ở giai đoạn này, nếu phát hiện và điều trị kịp thời, răng có thể được phục hồi hoàn toàn.
- Sâu ngà nông: Giai đoạn tiếp theo của sâu kẽ răng khi vi khuẩn đã ăn mòn qua lớp men và tạo ra các lỗ nhỏ li ti trên răng. Ở giai đoạn này, người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.
- Sâu ngà sâu: Đây là giai đoạn nặng nhất khi bị sâu răng. Lớp men răng và ngà răng đã bị vi khuẩn ăn mòn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tủy răng và vùng nướu. Các cơn đau nhức thường xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài hơn ở giai đoạn này.

Các cách điều trị khi bị sâu kẽ răng
Các phương pháp điều trị tại nhà
Khi mới phát hiện kẽ răng bị sâu ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm đau và làm chậm tiến trình sâu răng:
- Sử dụng lá bàng non: Lá bàng có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị khi bị sâu kẽ răng. Bạn có thể rửa sạch 7-10 lá bàng non, đun với nước rồi dùng nước cô đặc này để súc miệng vào buổi tối.
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng sát khuẩn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể kết hợp lá trầu không với nghệ vàng, búp bàng và một ít rượu trắng, đem đun cách thủy rồi dùng để súc miệng hoặc đắp trực tiếp lên vùng răng bị sâu.
- Sử dụng hoa cúc vàng: Hoa cúc vàng có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn tốt. Bạn có thể nhai 4-6 bông cúc vàng đã rửa sạch để tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng.
Lưu ý: Các phương pháp trên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và làm chậm quá trình sâu răng. Để điều trị dứt điểm, bạn nên đến các cơ sở nha khoa chuyên nghiệp để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các phương pháp điều trị tại nha khoa
Khi đến nha khoa, tùy vào mức độ sâu kẽ răng mà bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp:
- Trám kẽ răng: Phương pháp này được áp dụng khi bị sâu răng nhẹ, vết sâu còn nhỏ và không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng. Bác sĩ sẽ vệ sinh, loại bỏ phần răng bị sâu và dùng vật liệu trám chuyên dụng để phục hồi hình dáng và chức năng răng.
- Dán sứ Veneer: Đối với những trường hợp bị sâu kẽ răng cửa, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp dán sứ Veneer. Mặt ngoài răng sẽ được mài nhẹ và gắn miếng sứ mỏng lên trên để cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng.
- Bọc răng sứ: Khi bị sâu răng nặng, có kèm tổn thương tủy, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp bọc răng sứ. Trước tiên, bác sĩ sẽ điều trị tủy răng để ngăn chặn viêm nhiễm, sau đó mài răng và gắn mão sứ để bảo vệ răng và phục hồi chức năng.

Các cách phòng ngừa sâu kẽ răng
Để tránh bị sâu kẽ răng, bạn nên:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, kết hợp kem đánh răng có chứa fluor.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch các kẽ răng trước khi đánh răng.
- Dùng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi chải răng.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai.
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng và giúp rửa trôi mảng bám, thức ăn thừa.
Thăm khám nha khoa định kỳ
- Thực hiện thăm khám răng miệng ít nhất 6 tháng/lần.
- Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
- Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.
Loại bỏ thói quen xấu
- Không dùng răng để mở nắp chai hay cắn vật cứng.
- Tránh sử dụng tăm tre để xỉa răng, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa.
- Hạn chế hút thuốc lá và đồ uống có cồn.

Xem thêm:
Bị sâu kẽ răng là tình trạng răng miệng phổ biến nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống lành mạnh và thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn có hàm răng khỏe mạnh, tránh được tình trạng sâu kẽ răng và các bệnh lý răng miệng khác. Nếu bạn đang có các dấu hiệu như đau nhức, ê buốt khi ăn uống, hãy đến ngay Nha Khoa DrGreen để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
HỆ THỐNG NHA KHOA DRGREEN
- Địa chỉ 1: 40B Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
- Địa chỉ 2: HDS11 Vinhomes Marina, Lê Chân, Hải Phòng
- Địa chỉ 3: 38 Tân Dương, Thủy Nguyên, Hải Phòng
- Địa chỉ 4: 43 Trần Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Hotline: 0936.996.609
- Website: https://nhakhoadrgreen.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrgreen
- Email: nhakhoadrgreen@gmail.com